Chiến tranh tiền tệ quay trở lại: Xuất khẩu giảm phát

Theo Bloomberg

(Tài chính) Các quốc gia cận kề bẫy giảm phát đang thi hành chính sách duy trì đồng nội tệ yếu, để "xuất khẩu" nguy cơ giảm phát sang các quốc gia khác.

Chiến tranh tiền tệ quay trở lại: Xuất khẩu giảm phát
Chiến tranh tiền tệ đang quay trở lại. Nguồn: internet

Chiến tranh tiền tệ đang quay trở lại, nhưng lần này mục tiêu không còn để thúc đẩy tăng trưởng, mà là tránh rơi vào giảm phát.

Bộ trưởng Tài chính Guido Mantega đã trở nên nổi tiếng với thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ" khi miêu tả về chính sách tiền tệ được các ngân hàng trung ương lớn sử dụng trong năm 2010, để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông qua những tiền tệ yếu. Giờ đây, có thể quan sát thấy tỷ giá hối đoái thấp ở khắp mọi nơi, đang được sử dụng như một biện pháp phổ biến để các nền kinh tế tránh rơi vào bẫy giảm phát.

Tăng trưởng giá cả yếu ớt đang đẩy các nền kinh tế dùng chung đồng euro vào tình cảnh như Israel hay Nhật Bản từng trải qua. Theo dự báo của Bloomberg, có đến 8 trong số 10 tiền tệ chủ chốt sẽ giảm giá cho đến năm 2015, do chính sách chủ động duy trì tỷ giá thấp của các ngân hàng trung ương.

"Chính sách lợi mình nhưng hại người này không phải để tái cân bằng, cũng không phải vì tăng trưởng kinh tế (...) mà là vì giảm phát, các quốc gia thi hành chính sách tỷ giá hối đoái thấp muốn đẩy vấn đề giảm phát của mình đi cho quốc gia nào đó khác", David Bloom - trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ của HSBC tại London nhận định.

Các quốc gia có thể "xuất khẩu" nguy cơ giảm phát sang các nước khác bằng cách duy trì chính sách tỷ giá hối đoái thấp. Khi đó, đồng tiền của một quốc gia sẽ thấp hơn tương đối so với các quốc gia khác. Xuất khẩu hàng hóa sẽ có được lợi thế lớn (nhờ tiền tệ yếu), quốc gia thi hành chính sách sẽ xuất khẩu đi những hàng hóa rẻ hơn sang cho các quốc gia khác. Mặt khác, nguy cơ giảm phát mang đến cả tác động có lợi lẫn bất lợi: một mặt, đẩy nền kinh tế gần hơn với sự suy thoái, nhưng mặt khác làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và New Zealand.

Đối với chính sách tỷ giá hối đoái thấp, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chính là người ủng hộ mạnh mẽ nhất khi khẳng định, sẽ thực hiện đến cùng cho tới khi nào mục tiêu lạm phát đạt được. Người đồng cấp tại châu Âu, Mario Draghi cũng hiểu rõ sự cần thiết của một đồng euro yếu hơn, để tránh rơi vào giảm phát và khiến cho hàng hóa xuất khẩu từ châu Âu có thêm sức cạnh tranh. Mặc dù vậy, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn kiên quyết phủ nhận việc áp đặt mục tiêu cho tỷ giá hối đoái của đồng euro.

Tiếp sau sự giảm giá gây sốc của đồng peso do kinh tế Argentina rơi vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật, đồng yên của Nhật Bản được Bloomberg dự đoán sẽ là tiền tệ chủ chốt giảm giá mạnh nhất trong năm 2015, với tỷ lệ giảm 6% so với mức giảm 5,5% kể từ tháng 6/2014. Bên cạnh đó, đồng euro cũng nằm trong danh sách dự đoán 10 tiền tệ giảm giá mạnh nhất trong năm 2015, với dự báo giảm 4,8%.

Với tỷ lệ lạm phát 0,3% trong tháng 9 vừa qua, lạm phát năm tại 18 nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã trở nên ngày càng xa so với mục tiêu lạm phát "thấp hơn nhưng gần 2%". Tăng trưởng kinh tế gần như đi ngang trong quý II vừa qua. Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức, cũng vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2014 từ 1,8% xuống còn 1,2%.

Áp lực lạm phát thấp dường như đã lan tỏa đến các nền kinh tế hàng xóm, cũng là các bạn hàng thương mại chủ chốt của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Theo dự báo, các đồng tiền của Thụy Sĩ, Hungary, Đan Mạch, Cộng hòa Séc và Thụy Điển đều giảm khoảng 3,8 - 6% cho đến cuối năm sau.

"Giảm phát đang lan tỏa đến trung tâm và đông Âu" chứ không chỉ dừng lại ở các nước sử dụng đồng euro, Simon Quijano Evans - trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi tại Commerzbank AG nhận định. Tuy nhiên, "tỷ giá hối đoái thấp hơn sẽ giúp họ" đối phó với vấn đề này.

Hungary và Thụy Sĩ đã rơi vào giảm phát từ hai tháng trước. Trong tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ - Per Jansson đã lên tiếng than phiền về việc cắt giảm lãi suất của ECB chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm giá tại Thụy Sĩ. Ông Jansson cảnh báo, có thể sẽ cần thiết phải sử dụng đến những chính sách đáp trả.