Đồng bạc xanh mạnh và yếu

Theo kinhtevadubao.com.vn/bloombergview.com

(Tài chính) Liệu đây có phải là bằng chứng cho sự suy giảm kinh tế Mỹ, cho sự tăng trưởng kinh tế bên ngoài nước Mỹ, hay không gì cả? Điều này dường như minh họa cho tình trạng khó khăn của đồng Đô la kể từ sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Thụy Sỹ lâu nay nổi tiếng là quốc gia có hệ thống tài chính ổn định cao. Vào năm 2011, khi châu Âu trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất thì vị thế “thiên đường an toàn” đã biến Thụy Sỹ thành một hòn đảo của sự thanh bình. Tiền từ khắp mọi nơi trong khu vực châu Âu được rót vào đây bởi các nhà đầu tư cần tìm một địa điểm an toàn để cất giữ tiền của họ.

Dĩ nhiên, trong tình huống như vậy, đồng Franc của Thụy Sỹ đã tăng giá trị đáng kể. Cụ thể, đầu những năm 2010, 1 Franc trị giá ít hơn 0,7 Euro. Tuy nhiên, đến giữa năm 2011, đồng Franc gần như đã có giá trị ngang bằng với đồng Euro. Đây thực sự là một bước chuyển quá lớn chỉ trong một thời gian ngắn.

Đa phần các quốc gia đều không muốn đồng tiền nước họ trở nên quá mạnh. Lý do đơn giản là bởi đây sẽ là tin xấu với những nhà xuất khẩu nội địa, hàng hoá của họ sẽ trở nên ít có tính cạnh tranh khi ra nước ngoài. Trong khi đó, Thụy Sỹ vốn được biết đến với những mặt hàng xuất khẩu giá trị cao như đồng hồ và dược phẩm.

Do đó, việc tăng giá trị của đồng tiền trong trường hợp này gần như vô dụng. Chính vì vậy, mùa hè năm 2011, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ đã tuyên bố mức trần với tỷ giá giữa đồng Euro và Franc. Theo đó, đồng Euro sẽ không được phép thấp hơn dưới mức 1,2/1 Franc.

Đó là lý do tại sao, khi đồng USD đột ngột tăng giá so với đồng Euro trong vài tuần qua, nó có xu hướng sẽ giảm xuống. Chúng ta đang chứng kiến đồng Euro "sụp đổ", hoặc có thể "bị thay thế" bởi đồng bạc xanh.

Có lẽ nhiều người cho rằng nó sẽ sụp đổ. Và, nền tảng chính trị của đồng Euro là thực sự mong manh. Đây là biểu đồ của tỷ giá USD-Euro kể từ khi ra đời của đồng tiền chung.

 Đồng bạc xanh mạnh và yếu - Ảnh 1

Kể từ khi đồng Euro ra đời vào ngày 01/01/1999, chênh lệch tỷ giá USD-Euro đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đồng USD có lúc cao hơn nhiều so với đồng Euro và cũng có lúc thấp hơn nhiều.

Kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, hiệu suất của đồng USD so với các đồng tiền chính khác trên thế giới đưa ra một bức tranh trái chiều về sự suy giảm giá trị của đồng USD trong dài hạn.

 Đồng bạc xanh mạnh và yếu - Ảnh 2

Liệu đây có phải là bằng chứng cho sự suy giảm kinh tế Mỹ, cho sự tăng trưởng kinh tế bên ngoài nước Mỹ, hay không gì cả? Điều này dường như minh họa cho tình trạng khó khăn của đồng Đô la kể từ sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Bởi, USD - đồng tiền dự trữ chính của thế giới, vẫn duy trì được sự tin dùng ngay cả khi hiệu suất kinh tế Mỹ và chính sách tài chính không thực sự tương xứng với giá trị của đồng USD. Kết quả của "đặc quyền" này là đồng Đô la có giá trị cao hơn một chút, và Bộ Tài chính Mỹ có thể vay tiền với lãi suất thấp hơn so với bình thường. Tuy vậy, đặc quyền của đồng USD cũng đặt ra áp lực dài hạn.

Eswar S. Prasad, tác giả của cuốn sách có tựa đề "The Dollar Trap", giải thích: Sức mạnh của đồng USD là điều may mắn đối với Mỹ. Đồng USD mạnh và tỷ lệ lãi suất thấp có nghĩa là Mỹ sẽ mua được hàng hóa giá rẻ từ các nước khác và tài chính và huy động vốn thấp. Nhưng đồng USD mạnh lại ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ và tăng trưởng việc làm. Quan trọng hơn là, điều này làm giảm tính kỷ luật tài khóa của Mỹ.

Đồng USD mạnh làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và khiến thâm hụt chính phủ lớn, từ đó lại gây ra sự đồng USD giảm. Thâm hụt tài khoản hiện nay có thể được hiểu như là bằng chứng của sự yếu kém này đang diễn ra:

 Đồng bạc xanh mạnh và yếu - Ảnh 3

Và một lần nữa, mặt trái không thể tránh khỏi của thâm hụt tài khoản vãng lai là tình trạng thặng dư tài khoản vốn. Những người nước ngoài tiếp tục đổ tiền vào chứng khoán Mỹ, trái phiếu và bất động sản, từ đó tăng sức mạnh đồng USD . Sau đó, bằng cơ chế được mô tả ở trên (đồng Đô la mạnh tác động xấu đến xuất khẩu và tăng trưởng việc làm, và khiến cho chính sách tài khóa nghèo nàn), điều này lại làm đồng Đô la suy yếu.

Đó là một nghịch lý. Hoặc có thể là một câu hỏi hóc búa. Điều này là một trong những lý do giải thích tại sao hầu hết mọi người trong thị trường tiền tệ không mất nhiều thời gian suy nghĩ về tác động dài hạn của những gì họ đang làm.