HSBC: FDI dịch chuyển sang Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ

Theo FFN, Vietstock...

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo phân tích "Cuộc dịch chuyển vĩ đại: FDI đã chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á và Ấn Độ như thế nào". Trong bài phân tích, bà Trinh Nguyễn - Kinh tế gia của HSBC nhận định trong thập kỷ tới, khi chi phí sản xuất tăng lên ở Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam có thể được định vị để lắp đầy khoảng trống và di chuyển lên cao trong chuỗi giá trị.

HSBC: FDI dịch chuyển sang Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ

Cuộc dịch chuyển vĩ đại

Báo cáo của HSBC cho biết, Trung Quốc đã nhận được dòng vốn FDI cao nhất trong các nước đang phát triển kể từ năm 1993 do lực lượng lao động dồi dào, thị trường trong nước rộng lớn và một chính sách tạo thuận lợi.

Tuy nhiên chi phí nhân công ngày càng tăng lên, đồng Nhân dân tệ tăng giá và một dân số lao động có chiều hướng giảm đang là động cơ thúc đẩy các công ty đa quốc gia dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia ASEAN và Ấn Độ, nơi có lực lượng lao động lớn, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và chi phí thấp.

Gần đây, phần lớn đầu tư từ Nhật Bản đã chuyển tới các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam để đa dạng hóa rủi ro từ Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với các nước này nếu họ thực hiện chính sách để tận dụng lợi ích từ sự dịch chuyển.

Và không chỉ Nhật Bản, các công ty từ nhiều nước khác cũng góp phần vào trào lưu dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khi họ đi tìm những cơ sở rẻ hơn. Ấn Độ là một điểm đến hàng đầu khi sở hữu lực lượng dân số cùng kích cỡ. Ấn Độ là một điểm đến hàng đầu khi sở hữu lực lượng dân số cùng kích cỡ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh phức tạp, chính sách FDI hạn chế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam, mặc dù không có kích cỡ dân số tương tự nhưng lực lượng lao động cũng dồi dào, môi trường kinh doanh năng động…mang lại cơ hội cho nhà đầu tư.

Cơ hội hoàn hảo

Ngoài ra, HSBC cho rằng, đây là cơ hội cho quốc gia nào biết tận dụng những nguồn lực đang có để phát huy vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ấn Độ và Philippines có nhiều tiềm năng rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém và chính sách FDI hạn. Indonesia và Việt Nam sẽ có khả năng hưởng lợi nhiều nhất xét về mặt lợi thế chi phí. Thái Lan với một môi trường kinh doanh tốt và một chuỗi cung cấp liên kết, là một điểm đến hấp dẫn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro về chính trị và chi phí tiền lương.

Ấn Độ đã có nhiều cải thiện đáng kể trong việc tạo ra môi trường đầu tư tốt kể từ năm 1991. Tuy nhiên việc hạn chế quyền sở hữu cổ phần nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp dịch vụ đang là rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, năng lực sản suất, tốc độ tăng trưởng việc làm sẽ giúp Ấn Độ cải thiện đáng kể hơn về đầu tư FDI.

Trong khi Indonesia có thể không phải là quốc gia thân thiện nhất ở châu Á nhưng đất nước này đang ở trong tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư toàn cầu. Nhân khẩu học của Indonesia rất hứa hẹn, với gần 50% dân số ở khu vực thành thị và 62% dân số trẻ hơn độ tuổi 35.

Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vẫn là một thách thức, nhưng chính phủ đang tiến hành các bước để giải quyết vấn đề này. Nhìn chung, triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài đang rất tích cực. Chính sách thương mại đã được tự do hóa thông qua các thỏa thuận quốc tế, lực lượng lao động tương đối rẻ và phong phú và nhu cầu trong nước tăng trưng mạnh mẽ.

Nếu tính tỷ lệ với GDP, Việt Nam là nước lớn đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á sau Singapore.

Trong vài năm qua, hoạt động FDI vào Việt Nam không mang lại hiệu quả cao do lạm phát không ổn định và quản lý kém hiệu quả đối với nền kinh tế. Điều này đã làm dòng vốn FDI chậm lại nhưng Việt Nam vẫn là một đất nước phát triển mạnh mẽ so với quy mô quốc gia. Cụ thể Việt Nam vẫn có thị phần lớn trong thị trường sản xuất hàng hoá cần tay nghề thấp như dệt may và giày dép. Xuất khẩu của Việt Nam cũng đang gia tăng về giá trị do đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trích dẫn một khảo sát của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), HSBC cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp, lực lượng lao động dồi dào và ổn định về mặt chính trị. Họ đánh giá Việt Nam có chi phí rẻ hơn và ổn định hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.

Thái Lan là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh cạnh tranh nhất ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia. Liên kết đến các thị trường khu vực của Thái Lan rất mạnh, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng khá, và trình độ tay nghề cao. Thái Lan được xem là một điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Tuy nhiên rủi ro về chính trị, thiên tai, chi phí lao động cao và tỷ lệ tăng trưởng ở độ tuổi lao động giảm đang giảm sức hấp dẫn của quốc gia này.

Philippines có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư, nhưng cần phải thực hiện nhiều cải cách cần thiết. Trong khi đầu tư trực tiếp đang tăng từ một nền tảng cơ bản thấp, chính sách hạn chế (sở hữu nước ngoài được giới hạn 40% đối với hầu hết các ngành) và một môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh (xếp hạng tồi tệ nhất trong các nước Đông Nam Á theo Ngân hàng Thế giới) làm cho Philippines là một trong những nơi ít hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư.

Rủi ro

Trong khi dòng vốn FDI có thể là một nguồn đầu tư và việc làm quan trọng, chưa kể kiến thức công nghệ thì việc thu hút các công ty đa quốc gia không có chính sách chủ động để tối đa hóa lợi ích có thể gây rủi ro đối với nước chủ nhà.

Cụ thể các công ty đa quốc gia đầu tư không có động cơ giúp đỡ nước chủ nhà phát triển. Cạnh tranh mạnh từ các công ty đa quốc gia có hoạt động hiệu quả hơn sẽ chèn ép các ngành công nghiệp non trẻ trong nước. Các công ty đa quốc gia này có thể sẽ rời bỏ nước chủ nhà một khi những lợi thế biến mất và nước chủ nhà sẽ bị bỏ lại với ngành công nghiệp nội địa bị cạn kiệt cũng như mất vốn và việc làm.

Như vậy, theo HSBC, một quốc gia ít phát triển hơn được thúc đẩy để hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy chuyển giao công nghệ có hiệu qiả và phổ biến cần phải cẩn thận chọn loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp và có lợi nhất cho sự phát triển riêng của mình. Đồng thời, cần thiết phải có một cách tiếp cận tích cực để hỗ trợ chuyển giao công nghệ thay vì dựa hoàn toàn vào hên xui may rủi có thể rất nguy hiểm.