Những dấu ấn quan trọng trong 12 năm nắm quyền của Thủ tướng Angela Merkel

Theo Sa Mộc/nhaquanly.vn

Bà Angela Merkel vừa chiến thắng trong đợt bầu cử Thủ tướng Đức. Đây là lần tái đắc cử thứ 3 liên tiếp của nữ chính trị gia 63 tuổi này. Nếu không có gì bất thường, bà sẽ phụng sự nước Đức thêm 4 năm nữa, kéo dài “triều đại” của mình ra 16 năm. Trước khi chào đón nhiệm kỳ mới, chúng ta hãy điểm qua những dấu ấn quan trọng 3 nhiệm kỳ trước của bà.

Bà Angela Merkel trong đêm bầu cử.
Bà Angela Merkel trong đêm bầu cử.

Trái ngược với vẻ ngoài cứng nhắc, hiền lành giống một “người mẹ” (nick name) hoặc bà nội trợ lớn tuổi; bà Merkel là một người có tư tưởng phóng khoáng tự do, sẵn sàng làm những thứ mà mình cho là đúng dù phải chống lại cả thế giới.

Tại châu Âu, bà có 2 khuôn mặt. Với những người yếu thế, bà là thiên thần khi liên tục giang tay chào đón những người đạo Hồi, dân nhập cư, dân tị nạn… những thành phần bị nhiều nước lớn chối bỏ (như Anh, Mỹ). Bà còn ủng hộ nhiệt thành công cuộc chống biến đổi khí hậu, cắt bỏ vũ khí hạt nhân… Thế nên, chẳng có gì lạ khi bà có thêm nickname “Người lãnh đạo tinh thần của thế giới tự do“.

Với nhiều người dân vài nước châu Âu (như Hy Lạp, Tây Ban Nha) bà chính là hiện thân của ác quỷ, khi liên tục dồn ép, bắt phải ký những bản thỏa thuận “ma quỷ” mới cho phép châu Âu tiếp tục cho họ vay tiền.

Cắt giảm vũ khí hạt nhân

Khi nhìn vào những nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng trên khắp thế giới, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, nếu chúng ta cứ đứng ngoài cuộc”, bà Merkel bình luận năm 2009. Tuy nhiên, chính xác là sau khi chứng kiến thảm họa Fukushima năm 2011, bà đã nhanh chóng ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn các nhà máy điện hạt nhân ở Đức.

Bãi bỏ nghĩa vụ quân sự

Cũng trong thời gian này, bà cũng ra lệnh bãi bỏ nghĩa vụ quân sự tại Đức. Quyết định này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính đảng Liên minh Dân chủ (CDU). Các bình luận trái chiều cho rằng, bà không biết nhìn toàn cảnh vì nhiều chàng trai trẻ muốn vào quân đội hơn là đến trường.

Ngạc nhiên mùa hè: Hôn nhân đồng giới

Bà Merkel là một nhà chính trị khá linh hoạt. Đầu hè này, hãng tin ZDF tiết lộ rằng 73% người Đức và 64% thành viên của Liên minh cầm quyền (CDU) đã bỏ phiếu chấp nhận hôn nhân đồng giới. Khi kết hôn, các cặp gay hoặc les điều được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như những cặp khác giới.

Trước đây, bà Merkel luôn phản đối hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, chẳng hiểu tại sao, vào cuối tháng 6 vừa qua, bà đã đồng ý để các cộng sự trong CDU, đảng Xã hội Dân chủ (SPD) và đảng Xanh tự bỏ phiếu riêng. Bà vẫn ủng hộ hôn nhân khác giới hơn đồng giới sau khi biết kết quả, song không hề dùng quyền phủ quyết của mình.

Người Hồi giáo là một phần của nước Đức

Lời bình luận đó đến từ ông Christian Wulff vào năm 2010, thành viên của đảng CDU và là Tổng thống Đức vào thời điểm đó. Câu nói kinh điển đó từng tạo ra những cuộc tranh luận bất tận trong nội bộ CDU. Cách đây chưa lâu, bà từng nhắc lại câu nói trên như là cách ủng những người Hồi giáo vô tội đang bị hắt hủi trên khắp thế giới. Rằng, nước Đức luôn chào đón họ như những người nhập cư bình thường khác.

Nước Đức cho người nhập cư

Đức là một trong những nước lớn hiếm hoi luôn thân thiện cùng những người nhập cư. Tuy nhiên, quyết định này của nữ Thủ tướng đã khiến đảng của bà Dân chủ Thiên chúa (CD) không hài lòng. CD cho rằng, người Đức chỉ nên xem những người nhập cư như công nhân tạm thời. Người nhập cư chẳng đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế của Đức, trong khi hơn 1/4  người trong số họ sống trong nghèo khổ.

Người tị nạn: Chúng ta có thể làm nó

Một trong những điều gây ngạc nhiên nhất trên chính trường năm 2015 là việc nước Đức giang tay chưa chấp hàng đoàn người tị nạn, trong khi nhiều nước khác ở châu Âu đã từ chối. Mặc dù, số lượng lớn người tị nạn tràn vào nước Đức đã khiến tình trạng xã hội của nước này gặp nhiều thách thức và lộn xộn, song điều đó vẫn không thể ngăn cản bà Merkel luôn mở rộng cửa “nhà mình”.

Chúng ta có thể làm nó“, chính là khẩu hiệu bà dùng để cổ vũ người Đức nhanh chóng tổ chức và sắp xếp cuộc sống cho rất nhiều người tị nạn đổ vào đất nước này năm 2015.

Chiến đấu với biến đổi khí hậu

Bà Merkel là một trong những chiến sỹ ngoan cường nhất trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2005, bà luôn cố tìm mọi cách khiến Đức và cả châu Âu cắt giảm tối đã các hoạt động gây hại cho môi trường, khiến toàn cầu ngày càng nóng lên.

Gây sức ép nghẹt thở lên Hy Lạp

Năm 2015, nhiều người Hy Lạp đã sợ mất mật khi nghe tới tên bà. Hy Lạp lúc đó đã đứng trước nguy cơ phá sản và cần những gói cứu trợ tiếp theo từ châu Âu. Bà Merkel, với tư cách là người đứng đầu Liên minh Châu Âu và chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp đã không ngừng thúc giục nước này phải đồng ý ký vào biên bảo “thắt lưng buộc bụng”, bà mới đồng ý để châu Âu cho họ vay thêm. Nếu không, hãy ra khỏi châu Âu, phá sản và “tự sinh tự diệt”.