Những nền kinh tế ổn định nhất thế giới - đã đến lúc phải lo?

Theo TTVN/CafeF

Trong tình hình hiện nay, châu Á có còn là những nền kinh tế bình yên trong cơn bão khủng hoảng hay không?

Những nền kinh tế ổn định nhất thế giới - đã đến lúc phải lo?
Lào, một nước nghèo với 6 triệu dân nằm giữa Việt Nam và Thái Lan, không tiếp giáp với biển và nhận được rất ít sự chú ý của thế giới. Nhưng hiện nay, Lào đang tận hưởng những "thời khắc hiếm hoi dưới ánh mặt trời". Tháng trước, nước này đã giành được sự chấp thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Lào là nước chủ nhà của Hội nghị các nước Á – Âu lần thứ 9, tập hợp các nhà lãnh đạo từ các khu vực năng động nhất và ít năng động nhất trên thế giới. Nền kinh tế nhỏ bé, với ngành xuất khẩu vàng, đồng và thủy điện, đang làm cho mình nổi bật hơn. Lào là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng không chỉ nhanh nhất mà còn vững chắc nhất thế giới.

Từ năm 2002 – 2011, tăng trưởng dao động trong một phạm khá vi hẹp, không bao giờ giảm xuống dưới 6,2% và cũng không bao giờ tăng quá 8,7%. Chỉ có 3 nước đã ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng ổn định hơn (được đo bằng độ chênh lệch tiêu chuẩn của nước đó) trong thời gian qua. Hai trong số đó cũng đến từ châu Á là Indonesia và Bangladesh.

Hiện nay, các nước đang phát triển ở châu Á tăng trưởng ổn định hơn và nhanh hơn các nền kinh tế "trưởng thành" của G7. Giai đoạn 2002 - 2011 ổn định hơn bất kỳ giai đoạn 10 năm nào kể từ 1988-1997.

"Great Moderation" (Dung hòa tuyệt vời) là cái tên được đặt cho thời kỳ bình yên kinh tế đã từng thịnh hành ở Mỹ và những nơi khác trong thế giới giàu có trước khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra. Trong tình hình hiện nay, có nên sử dụng cái mác đó cho châu Á hay không?

Các nền kinh tế châu Á được biết đến nhiều về tốc độ hơn là sự ổn định. Bằng chứng là, từ năm 1996 đến 1998, tăng trưởng của 5 quốc gia lớn ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam) di chuyển trong khoảng từ 7,5% đến dưới 8,3% ngay trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra.

Mặc dù vậy, một số nền kinh tế mở như Thái Lan, Singapore và Đài Loan vẫn biến động hơn so với mức trung bình toàn cầu. Quay lại với dòng chảy thương mại quốc tế, sản lượng công nghiệp của họ dao động giống như một dải ruy băng đang xoay tròn với mỗi cú giật của nhu cầu.

Tuy nhiên, các nước/vùng lãnh thổ đang phát triển ở Châu Á (không bao gồm các nền kinh tế giàu có như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) đa số là các quốc gia đông dân, ngày càng dựa vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy nền kinh tế. Tiêu dùng gia đình đóng góp một nửa vào tỉ lệ tăng trưởng chỉ hơn 6% mà Indonesia đạt được trong năm tính đến quý 3 (mức tăng trưởng trong 8 quý liên tiếp).

Xuất khẩu đã rơi từ khoảng 35% GDP cách đây 10 năm xuống dưới 1/4 trong năm 2011. Số thặng dư tài khoản vãng lai kết hợp của các nước này, phản ánh sự phụ thuộc vào nhu cầu nước ngoài, giảm hơn một nửa từ năm 2008 đến năm 2011 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.

Sự ổn định của châu Á cũng phần nào nhờ vào việc quản lý nhu cầu. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có thể bảo vệ tỷ giá hối đoái bằng cách tăng lãi suất. Nhưng điều đó sẽ làm tê liệt người vay. Hoặc họ có thể giảm lượng tiền tệ lưu hành và nới lỏng lãi suất. Song, điều đó sẽ làm gia tăng gánh nặng của nợ ngoại tệ, người đi vay cũng gặp khó khăn.

Đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng, khu vực đã tìm cách thoát khỏi cái bẫy này. Hầu hết các nước đã tích lũy được một khoản tiền mạnh dự trữ khá ấn tượng và cai việc vay vốn các ngân hàng nước ngoài để hỗ trợ cho trái phiếu nội tệ và trái phiếu vốn nước ngoài. Bởi vì những khoản nợ này được tính bằng giá trị tiền tệ của họ, nên giá trị của chúng không tăng lên khi tiền rớt giá.

Điều đó đã làm cho các nhà hoạch định chính sách thoải mái hơn trong việc cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế chậm lại. Chẳng hạn, ngân hàng trung ương Indonesia đã giảm lãi suất xuống 3 điểm phần trăm từ tháng 12/2008 đến tháng 8/ 2009 và giảm 1 điểm nữa từ tháng 10/2011 đến tháng 2/2012. Một phần nhờ vào phản ứng nhanh của ngân hàng trung ương, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của Indonesia suốt hơn 20 quý vừa qua ổn định nhất trên thế giới.

Chính sách tiền tệ khôn ngoan cũng là một trong những lý do mà các nền kinh tế G7 có được “Great Moderation”. Một lí do khác chính là độ sâu và sự tinh tế của các hệ thống tài chính của thế giới giàu có cho phép các hộ gia đình chi tiêu ổn thỏa, các công ty đa dạng hóa việc vay mượn và ngân hàng giảm gánh nặng cho bảng cân đối của họ.

Cả hai trụ cột của sự ổn định này đã chứng minh sự tiện nghi giả tạo. Các nhà kinh tế học đã không hoàn toàn chắc chắn về những lí do đưa ra để giải thích cho Great Moderation trước khi nó không còn tồn tại nữa.

Đáng lo ngại là sự dung hòa tuyệt vời của châu Á cũng gắn liền với việc tín dụng tăng mạnh. Theo Fred Neumann của HSBC, đòn bẩy hiện nay cao hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Việc mở rộng tín dụng này có thể thể hiện sự " tăng cường tài chính” khỏe mạnh, mà nhiều nhà kinh tế tin rằng đó là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng và ổn định. Tuy nhiên, tăng lực đòn bẩy cũng có thể là mối đe dọa đối với sự ổn định. Gần đây, Hyman Minsky, một trong số những người cho rằng việc rơi vào tình trạng bất ổn khiến các công ty và hộ gia đình vay nhiều hơn số tiền họ đầu tư. Theo ông, sự ổn định cuối cùng cũng trở nên bất ổn. Việc sử dụng đòn bẩy không cần lạc quan quá, chỉ cần chắc chắn, không cần tăng trưởng nhanh, chỉ cần tăng trưởng ổn định.

May mắn thay, các nhà hoạch định chính sách châu Á không bao giờ chia sẻ niềm tin của phương Tây trong việc tự điều chỉnh hệ thống tài chính. Khu vực đã đi tiên phong về các quy định "vĩ mô thận trọng" dành để hạn chế tín dụng quá mức và các dòng vốn mà không cần tăng lãi suất. Ví dụ, trong tháng ba, Indonexia thắt chặt tỉ lệ vốn vay - giá trị thế chấp và bắt buộc phải trả tiền đặt cọc tối thiểu đối với các khoản vay xe hơi và xe máy.

Tuy nhiên, ông Neumann hoài nghi rằng việc thắt chặt quy định có thể thay thế cho chất lượng tiền tệ. Ông cũng lưu ý, giám sát thận trọng vĩ mô không chặt chẽ. Chỉ cần vốn vay vẫn rẻ, tiền bạc sẽ bị rò rỉ. Chẳng hạn, nếu nhà quản lý giảm tỉ lệ vay trên giá trị thế chấp, các ngân hàng có thể đơn giản nâng cao giá trị của một một ngôi nhà. Nếu các nhà quản lý cản trở việc mua tài sản nước ngoài, như Hồng Kông đã làm, người nước ngoài sẽ tìm ra đường đi sáng tạo xung quanh các quy định.

Việc tự do tăng lãi suất của Hồng Kông bị hạn chế bởi liên kết mặc định của đồng tiền nước này với đồng đôla, một trong số ít mấu chốt để sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Các ngân hàng trung ương khác không có sự giải thích như vậy. Tính linh hoạt của tiền tệ cho phép họ có thể tự do cắt giảm lãi suất khi tăng trưởng chậm lại, đồng thời cũng cho phép họ tăng lãi suất khi tình trạng dư thừa tài chính đe dọa dù là ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản lãi suất vẫn gần bằng 0. Nếu tăng trưởng ổn định khiến người cho vay hoặc người đi vay trở nên quá căng, nó có thể "gieo hạt giống hủy diệt chính mình", ông Neumann lập luận. Như thế thì chẳng có gì tuyệt vời cả.