Những rủi ro có thể khiến kinh tế Mỹ đi chệch hướng

Theo CNBC, Thời báo Tài chính

(Tài chính) 5 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Mỹ phục hồi ấn tượng. Hai năm qua chỉ số S&P 500 tăng 30%, thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm và giá nhà đất tăng 9%. Tuy vậy vẫn tiềm ẩn những rủi ro có thể khiến phục hồi của nền kinh tế Mỹ đi chệch hướng.

 Những rủi ro có thể khiến kinh tế Mỹ đi chệch hướng
Kinh tế Mỹ phục hồi ấn tượng nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Nguồn: internet

Suy thoái toàn cầu

Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone, dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 1.8% trong năm 2014. Tuy vậy, hồi tuần trước, Bộ Kinh tế Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống chỉ còn 1,2% với lý do khủng hoảng chính trị và tăng trưởng toàn cầu ảm đạm.

Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế cao cấp tại CapitalEconomics nhận định, nếu bánh xe của nền kinh tế Đức đi chệch đường ray, toàn khu vực Eurozone có thể bị kéo quay trở lại thời kỳ suy thoái.

Trong khi đó, một nền kinh tế lớn khác là Trung Quốc cũng đang vấp phải những thách thức không nhỏ. Sau thời kỳ bùng nổ, kinh tế Trung Quốc đã dần giảm tốc trong 2 năm vừa qua. GDP của nước này được dự báo chỉ đạt 7,4% trong năm nay, thấp hơn nhiều mức 10% vào năm 2012.

Không chỉ vậy, tình trạng bất ổn tại Hồng Kông, căng thẳng chính trị giữa Ukrainevà Nga, chiến tranh ở Trung Đông và cả dịch bệnh Ebola đã và đang có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. 

Kinh tế trưởng của Moody's Analytics - ông MarkZandi phân tích, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ được nhận rõ ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó sẽ “gây tổn thương” tới xuất khẩu. Thứ hai, nó sẽ tạo ra tâm lý lo lắng hoang mang cho các nhà đầu tư và khiến họ rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán.

Theo bà SherylKing, Giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu của Roubini Global Economics, xuất khẩu hiện đang đóng góp khoảng 10% GDP của Mỹ. Vì vậy xuất khẩu suy giảm sẽ tác động đến GDP của quốc gia này.

Giá dầu giảm và lạm phát suy yếu

Kể từ cuối tháng 5, giá dầu thô WTI đã giảm 20% xuống dưới 80 USD/thùng. Giới phân tích nhận, ở thời điểm hiện tại, giá dầu giảm chưa gây ảnh hưởng nào đến nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, sẽ là một vấn đề nếu giá dầu tiếp tục tuột dốc.

Xét theo một hướng nào đó, giá dầu giảm là một tín hiệu tích cực đối với người tiêu dùng vì nó đồng nghĩa với việc giá gas sẽ giảm theo, nhưng ngược lại giá dầu rẻ hơn sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên lạm phát, Kenningham cho hay.

Theo Kenningham, vẫn luôn có một mối tương quan giữa giá gas và lạm phát, vì thế không có gì ngạc nhiên khi lạm phát của Mỹ trong vài tháng gần đây cũng có chiều hướng giảm từ 2,1% trong tháng 6, xuống 2% vào tháng 7 và 1,7% trong tháng 8.

“Sẽ chưa phải là vấn đề lớn nếu lạm phát rớt xuống mức 1,5%. Tuy vậy, nếu nó giảm thêm chỉ 0,3% thôi thì mọi chuyện sẽ khác. Khi đó, nước Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiểu phát, kéo theo đó là tiêu dùng suy giảm vì người dân sẽ hoãn chi tiêu vì cho rằng giá cả sẽ còn tiếp tục đi xuống”, Kenningham nói thêm.

Thị trường chứng khoán tụt dốc 

Mặc dù thị trường chứng khoán của một quốc gia suy giảm không đồng nghĩa với việc nền kinh tế của quốc gia đó đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cũng chưa có một cuộc suy thoái kinh tế nào mà không đi kèm với thị trường chứng khoán tuột dốc. 

Tính đến thứ 4 tuần trước, nhiều chỉ số chứng khoán của Mỹ đã bước vào phạm vi điều chỉnh với mức sụt giảm hơn 10% . Trong khi đó, 2 chỉ số chính của Mỹ là Nasdaq Composite và S&P 500 cũng ngấp nghé rơi vào tình trạng điều chỉnh khi mất khoảng 8%.

Nếu thị trường chúng khoán tiếp tục giảm sâu, quá trình tạo ra của cải sẽ bị ảnh hưởng và qua đó sẽ kéo tuột chi tiêu dùng. Nó cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, gây tổn hại cho chi tiêu đầu tư của họ. Và cuối cùng, nếu thị trường vẫn không phục hồi, tâm lý hoảng loạn có thể sẽ bao trùm khắp nơi, nhà kinh tế Mark Zandi cho biết.

“Không một nền kinh tế nào khác trên trên thế giới nhạy cảm với những chuyển động lên xuống của thị trường chứng khoán hơn nước Mỹ”, ông Zandi lý giải.

Lạm phát leo thang

Lại vẫn là lạm phát. Trước đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ kỳ vọng lạm phát của nước này sẽ tăng khoảng 1,5% trong năm 2014 và 2% vào năm 2016, đi kèm với nó là lãi suất qua đêm tăng chậm. Ngược lại, nếu lạm phát phi tốc, Feb có thể sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự định.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát tăng nhanh hơn so với dự tính và liệu Feb sẽ làm như thế nào? Có thể Feb sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn và nhiều hơn so với dự hoạch nhằm thắt chặt lạm phát. Sau đó, họ sẽ phải đuổi theo lạm phát với những lần tăng hay giảm lãi suất tiếp theo, nhà kinh tế Sheryl King nhận định.

Theo King, hệ lụy của việc lạm phát tăng tốc đó là các công ty sẽ gặp khó khăn khi định giá tương lai cho hàng hóa của họ.