OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới

PV.

Ngày 18/2/2016, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố những dự báo không mấy khả quan về tình hình kinh tế toàn cầu năm 2016.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

OECD dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng 3% trong năm 2016, bằng với tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 nhưng thấp hơn 0,3% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ 5 năm qua.

Đồng thời, tổ chức này cũng giảm mức dự báo tăng trưởng GDP của hầu hết các nền kinh tế lớn.

Kinh tế Mỹ bị hạ mức dự báo tăng trưởng xuống còn 2% trong năm 2016, giảm 0,5% so với dự báo cuối năm 2015. Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) cũng giảm tốc, còn 1,4% trong năm 2016. Theo OECD, hiệu quả tích cực từ giá dầu thấp không lớn như kỳ vọng, thêm vào đó lãi suất rất thấp và đồng euro yếu đã không đảm bảo duy trì được dòng đầu tư mạnh hơn.

Tuy nhiên, đến năm 2017, kinh tế Mỹ và Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tương ứng là 2,2% và 1,7%.

Dự báo triển vọng kinh tế thế giới của OECD

OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới - Ảnh 1

Theo OECD, thương mại, đầu tư và mức lương giữ ở mức yếu, đặt ra yêu cầu đối với các nước lớn là phải có chính sách phù hợp khẩn cấp để kích thích tăng trưởng, trong đó không chỉ chính sách tiền tệ, mà cần phải có một chính sách phối hợp tập thể để tăng cầu.

Trong năm nay các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi nhiều nền kinh tế phát triển chỉ phục hồi một cách rất khiêm tốn. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo đạt mức 6,5% trong năm nay và 6,2% trong năm 2017.

Trong số các nền kinh tế lớn, Brazil là nước duy nhất hiện đang trong tình trạng suy thoái và thực tế cho thấy đây là một cuộc suy thoái sâu hơn và dài hơn so với dự báo. OECD cho biết nền kinh tế này sẽ giảm 4% trong năm 2016. Theo báo cáo, sản lượng của Brazil đã giảm 3,8% trong năm 2015 và sẽ bình ổn trong năm 2017.

Một trong những điểm sáng hiếm hoi trong báo cáo của OECD là Ấn Độ. Nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng tới 7,4% trong năm nay, tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức năm ngoái.

Trước OECD, trong tháng 1/2016, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã hạ các mức dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước so với các dự báo trước đó.

Dự báo triển vọng kinh tế thế giới của IMF và WB




Dự báo của IMF

(tháng 1/2016)

Dự báo của WB

(tháng 1/2016)


Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 (dự báo)

Năm 2017 (dự báo)

Năm 2016 (dự báo)

Năm 2017 (dự báo)

Toàn cầu

3,4

3,1

3,4 (-0,2)

3,6 (-0,2)

2,9 (-0,4)

3,1 (-0,1)

Các nền kinh tế phát triển

1,8

1,9

2,1 (-0,1)

2,1 (-0,1)

2,1 (-0,2)

2,1 (-0,1)

Mỹ

2,4

2,5

2,6 (-0,2)

2,6 (-0,2)

2,7 (-0,1)

2,4 (0,0)

Nhật Bản

-0,1

0,6

1,0 (0,0)

0,3 (-0,1)

1,3 (-0,4)

0,9 (-0,3)

Anh

3,0

2,2

2,2 (0,0)

2,2 (0,0)

2,4 (-0,2)

2,2 (0,0)

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

0,9

1,5

1,7 (+0,1)

1,7 (0,0)

1,7 (-0,1)

1,7 (+0,1)

Các quốc gia đang phát triển

4,6

4,0

4,3 (-0,2)

4,7 (-0,2)

4,8 (-0,6)

5,3 (-0,2)

Brazil

0,1

-3,8

-3,5 (-2,5)

0,0 (-2,3)

-2,5 (-3,6)

-1,4 (-0,6)

Nga

0,6

-3,7

-1,0 (-0,4)

1,0 (0,0)

-0,7 (-1,4)

1,3 (-1,2)

Ấn Độ

7,3

7,3

7,5 (0,0)

7,5 (0,0)

7,8 (-0,1)

7,9 (-0,1)

Trung Quốc

7,3

6,9

6,3 (0,0)

6,0 (0,0)

6,7 (-0,3)

6,5 (-0,4)

ASEAN-5

4,6

4,7

4,8 (-0,1)

5,1 (-0,2)



Indonesia

5,0

5,0

4,7 (-0,4)

5,1

5,3 (-0,2)

5,5 (0,0)

Malaysia

6,0

6,0

4,7 (+0,2)

4,5

4,5 (-0,5)

4,5 (-0,6)

Philippines

6,1

6,1

6,0 (-0,3)

6,3

6,4 (-0,1)

6,2 (-0,1)

Thái Lan

0,9

0,9

2,5 (-0,7)

3,2

2,0 (-2,0)

2,4 (-1,6)

Việt Nam

6,0

6,0

6,5 (+0,1)

6,4

6,6 (+0,4)

6,3 (-0,2)

Nguồn: IMF và WB