Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt 3,5% trong năm 2015

Hải An

(Tài chính) Trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 19/01/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,5% trong năm 2015. Các điểm sáng như kinh tế Mỹ khởi sắc hay giá dầu giảm được cho là chưa đủ để vực dậy kinh tế toàn cầu.

Mức tăng trưởng này thấp hơn 0,3% so với mức dự báo đưa ra tháng 10/2014. Dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng chỉ đạt 3,7% trong năm 2016.

Các chuyên gia IMF cho rằng, thực tế kinh tế toàn cầu đang tệ hơn những gì họ dự báo trước đây. Ông Olivier Blanchard - kinh tế trưởng của IMF, nhận định: "Các nhân tố mới hỗ trợ đà tăng trưởng như giá dầu thấp hay Euro và Yên Nhật yếu đi đều không thể bù đắp được tác động của các yếu tố tiêu cực như tàn dư của khủng hoảng tài chính hay tiềm năng tăng trưởng yếu của nhiều nước".

Việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh tế yếu kém trong năm qua, đặc biệt ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản.

Ngoài ra, kinh tế toàn cầu chưa thể khởi sắc hơn một phần do các nền kinh tế mới nổi đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 6,8% trong năm 2015, giảm 0,3% so với dự báo trước đó, và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 6,3% trong năm 2016. IMF cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia châu Á khác, khiến triển vọng kinh tế của khu vực này cũng không mấy sáng sủa.

IMF dự báo Mỹ tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhờ đầu tư và tiêu dùng trong nước. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới dự báo đạt 3,6% trong năm 2015 (tăng 0,5% so với mức dự báo tháng 10/2014) và đạt mức 3,3% trong năm 2016.

Kinh tế châu Âu đang tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp do đầu tư suy yếu và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi giảm. IMF dự báo, trong hai năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Eurozone dự báo chỉ đạt 1,2% và 1,4%.

Cùng chung chiều hướng với Eurozone, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản dự báo chỉ đạt 0,6% và 0,8% trong năm 2015 và 2016.

Tăng trưởng dự kiến tại các nền kinh tế mới nổi vẫn tiếp tục bị cắt giảm. Với nền kinh tế Nga, IMF thậm chí còn bị dự báo tăng trưởng âm 3% trong năm 2015 và chỉ đạt 1% năm 2016. Nguyên nhân của việc IMF hạ mạnh dự báo tăng trưởng Nga là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng địa chính trị leo thang của nước này với Ukraine.

Các nước khác thuộc nhóm mới nổi khác là Ấn Độ và Brazil cũng bị hạ dự báo tăng trưởng. Nhóm ASEAN – 5, gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam cũng bị hạ dự báo tăng trưởng năm nay và năm tới, xuống lần lượt 5,2% và 5,3%.

Trước triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, báo cáo của IMF khuyến cáo các nền kinh tế lớn như châu Âu và Nhật Bản cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp để khuyến khích vay mượn, chi tiêu và tăng trưởng. IMF cũng hối thúc các nước tiến hành một loạt cải cách mang tính cơ cấu, trong đó cần tận dụng việc giá dầu lao dốc để cắt giảm các chương trình trợ cấp nhằm củng cố ngân quỹ quốc gia trong dài hạn.
 
                                                             Triển vọng kinh tế toàn cầu (%)

 

 

 

Dự báo tháng 1/2015

Khác biệt so với dự báo tháng 10/2014

 

2013

2014

2015

2016

2015

2016

Thế giới

3,3

3,3

3,5

3,7

-0,3

-0,3

Các nước phát triển

1,3

1,8

2,4

2,4

0,1

0,0

Mỹ

2,2

2,4

3,6

3,3

0,5

0,3

Eurozone

-0,5

0,8

1,2

1,4

-0,2

-0,3

   Đức

0,2

1,5

1,3

1,5

-0,2

-0,3

   Pháp

0,3

0,4

0,9

1,3

-0,1

-0,2

   Italy

-1,9

-0,4

0,4

0,8

-0,5

-0,5

   Tây Ban Nha

-1,2

1,4

2,0

1,8

0,3

0,0

Nhật Bản

1,6

0,1

0,6

0,8

-0,2

-0,1

Anh quốc

1,7

2,6

2,7

2,4

0,0

-0,1

Canada

2,0

2,4

2,3

2,1

-0,1

-0,3

Các nước phát triển khác

2,2

2,8

3,0

3,2

-0,2

-0,1

Các nước mới nổi và đang phát triển

4,7

4,4

4,3

4,7

-0,6

-0,5

Cộng đồng các quốc gia độc lập

2,2

0,9

-1,4

0,8

-2,9

-1,7

   Nga

1,3

0,6

-3,0

-1,0

-3,5

-2,5

Các nước mới nổi và đang phát triển châu Á

6,6

6,5

6,4

6,2

-0,2

-0,3

   Trung Quốc

7,8

7,4

6,8

6,3

-0,3

-0,5

   Ấn Độ

5,0

5,8

6,3

6,5

-0,1

0,0

   ASEAN-5

5,2

4,5

5,2

5,3

-0,2

-0,1

Các nước mới nổi và đang phát triển châu Âu

2,8

2,7

2,9

3,1

0,1

-0,2

Các nước Mỹ La tinh và Caribe

2,8

1,2

1,3

2,3

-0,9

-0,5

   Brazil

2,5

0,1

0,3

1,5

-1,1

-0,7

   Mexico

1,4

2,1

3,2

3,5

-0,3

-0,3

Các nước Trung đông, Bắc Phi

2,2

2,8

3,3

3,9

-0,6

-0,5

                                                                                                                                           Nguồn: imf.org