Vì sao đồng USD liên tục bị suy yếu?

Theo enternews.vn/CNBC

Những ngày gần đây, thị trường liên tục chứng kiến sự suy yếu của đồng USD. Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân làm cho đồng USD bị suy yếu không hoàn toàn là do dữ liệu về lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo.

Theo các nhà phân tích, sự suy yếu của đồng USD là do sự thất vọng của các nhà đầu tư về chương trình nghị sự đầu năm của Trump. Nguồn: Internet
Theo các nhà phân tích, sự suy yếu của đồng USD là do sự thất vọng của các nhà đầu tư về chương trình nghị sự đầu năm của Trump. Nguồn: Internet

Thay vào đó, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng, sự suy yếu của đồng USD là do sự thất vọng của các nhà đầu tư về chương trình nghị sự hồi đầu năm của Trump.

Chương trình nghị sự gây thất vọng

Ông Richard Clarida, cố vấn chiến lược toàn cầu tại Tập đoàn Pimco – một trong những tập đoàn trái phiếu khổng lồ quản lý 1,6 nghìn tỷ USD nói với CNBC rằng, “rất nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng một sự đột phát lớn đến từ gói kích thích tài chính mang tên Trumponomics bao gồm việc cắt giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng”.

Đến nay, đã khoảng gần 4 tháng đã trôi qua, các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ chưa được cắt giảm thuế, cơ sở hạ tầng thì đang có xu hướng đi xuống và Quốc hội vẫn đang còn tranh cãi về đạo luật chăm sóc sức khoẻ mới thay cho chương trình Obamacare. Thay vì kỳ vọng, một số nhà đầu tư đã nhanh chóng tỏ ra thấy vọng về năm 2017 vốn được kì vọng là bùng nổ này, ông Richard Clarida cho biết thêm.

Hôm thứ Bảy vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng hoà đã trì hoãn việc thông qua đạo luật chăm sóc sức khoẻ của Thượng viện Mỹ vì lý do sức khoẻ của Thượng nghị sĩ John McCain đang hồi phục sau phẫu thuật. Điều này có nguy cơ làm cho số phiếu bầu của Thượng viện có thể giảm đi.

Sức khoẻ nền kinh tế Mỹ đang yếu

Theo dữ liệu báo cáo kinh tế Mỹ hôm thứ Sáu vừa qua, lạm phát tiêu dùng chỉ số theo đường ngang và doanh số bán lẻ tháng 6 có sự sụt giảm bất ngờ. Những chỉ số này đã làm cho quyết định có thể tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trở lên mong manh hơn bao giờ hết. Tính đến tháng 6/2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tang 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi trước đó vào tháng 4 chỉ số này đã suy yếu một cách đáng kinh ngạc. Theo đó, doanh số bản lẻ đã giảm 0,2%, đây là tháng thứ 2 chỉ số này giảm liên tiếp làm dấy lên mối quan ngại về “sức khoẻ” của nền kinh tế Mỹ.

Cũng trong ngày thứ Sáu vừa qua, ông Ian Lyngen, người phụ trách chiến lược tỷ giá của Mỹ tại BMO đánh giá rằng, tỷ lệ lãi suất cho vay của Mỹ trong năm nay có 46% cho rằng sẽ tăng lên, và thấp hơn mức 52% trước khi Mỹ công bố dữ liệu vào hôm thứ Sáu vừa qua.

Chỉ số đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất là 95.088 vào thứ Sáu, trước khi giảm xuống mức 95.065 trong phiên giao dịch Châu Á hôm thứ Hai, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng Chín - trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra. Điều này đánh dấu đồng bạc xanh cũng chạm mức thấp nhiều tháng liền so với đồng euro, đồng bảng Anh và đô la Úc.

Mặc dù, ông Ray Attrill, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại ngân hàng Quốc gia Úc cho rằng dữ liệu trên không giải thích hoàn toàn cho sự suy yếu của đồng USD. Nhưng nếu là sự tổ hợp của “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ và sự thất vọng về những chương trình nghị sự của Trump từ các nhà đầu tư Mỹ đã phẩn nào giải thích sự suy yếu của đồng USD.

Được biết hiện nay, chính quyền Trump cũng đang tiến hành những nỗ lực nhằm cải cách thuế và lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư, dù sao năm 2017 vẫn còn một nữa chặng đường nữa, còn quá sớm để kết luận cho một năm kinh tế có bùng nổ hay không của Mỹ ở thời điểm hiện tại.