Nhật Bản dự kiến triển khai thêm gói kích cầu để hồi phục sau suy thoái kinh tế

Huyền Nhung/Reuters

Nền kinh tế Nhật Bản đã chuẩn bị cho sự sụt giảm tồi tệ nhất sau đại dịch, ngay cả khi GDP quý đầu tiên của năm 2020 giảm ít hơn so với dự tính ban đầu. Khủng hoảng Covid-19 làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và Nhật Bản, tạo áp lực giáng xuống doanh nghiệp và người tiêu dùng của nước này.

Suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch

Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và Châu Âu đã chuyển từ khủng hoảng sang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, thì hiện nay Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn với việc ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết cần tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, tuy nhiên, Nhật Bản chưa cần đến giai đoạn cần phải kích cầu tiêu dùng và du lịch khi chia sẻ về các động thái của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản để kích thích nhu cầu người tiêu dùng.

Hiện nay, Nhật Bản - Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm 2,2% hàng năm trong quý I, ít hơn mức giảm 3,4% dự tính, vì chi phí vốn được kiểm soát tốt. Nhưng số ít các nhà phân tích kì vọng vào tăng trưởng trong năm nay vì dữ liệu về chi phí vốn chưa đủ tính cập nhật do hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn đều đã không tham gia vào cuộc khảo sát. Dữ liệu này sẽ được cập nhật thêm vào tháng 7/2020.

Ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản vào ngày thứ 2  cho thấy nước này đã rơi vào tình trạng suy thoái lần đầu tiên kể từ hơn 4 năm trở lại đây với mức giảm một nửa, ngay cả trước khi tiến hành các biện pháp giãn cách xã hội vào tháng 4.

Một loạt dữ liệu gần đây bao gồm xuất khẩu, sản lượng nhà máy và số liệu việc làm cho thấy Nhật Bản đang phải đối mặt với sự sụt giảm tồi tệ nhất trong quý hiện tại khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp yêu cầu người dân ở nhà và doanh nghiệp phải đóng cửa.

Các động thái được thực hiện để hồi phục nền kinh tế

Mặc dù tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ vào cuối tháng 5, nền kinh tế dự kiến ​​sẽ chỉ phục hồi ở mức vừa phải trong những tháng tới. Một cuộc khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy ngành Dịch vụ của Nhật Bản đã được cải thiện vào tháng trước, nhưng sự bùng phát của vi-rút tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp.

Sự gia tăng của ngân hàng cho vay, được thể hiện trong dữ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BOJ cũng cho thấy các công ty đang bị buộc phải tích trữ tiền mặt chỉ để duy trì hoạt động - và điều tồi tệ nhất vẫn còn chờ đợi ở phía trước.

Quốc hội Nhật Bản bắt đầu cân nhắc ngân sách bổ sung thứ hai để tài trợ một phần của gói kích cầu 1,1 nghìn tỷ đô la mới bao gồm các chương trình cho vay để bơm vốn vào các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Tới đây, BOJ sẽ xem xét kỹ lưỡng tỷ giá để tiến hành các động thái cần thiết. Các nguồn tin cho biết sẽ có những chuyển biến tốt về sự phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm nay.