Nhật Bản và các vấn đề thương mại với Mỹ

Theo Thái Hồng/thoibaonganhang.vn

39 % người được khảo sát cho rằng quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ là tốt – giảm từ mức 56% vào cùng thời điểm khảo sát của năm ngoái và gần 40% cho rằng quan hệ này sẽ là xấu – gần gấp đôi mức 23% của năm ngoái...

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tại Nhật Bản, hoạt động xuất khẩu không chỉ là động lực chủ yếu, mà còn là nền tảng của mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời cũng là một cấu phần năng động nhất dẫn dắt chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế. Cụ thể, năm ngoái hoạt động xuất khẩu ròng đã đóng góp vào 1/3 tăng trưởng GDP của Nhật Bản và trong năm nay con số này sẽ còn vượt xa hơn nữa.

Đến thời điểm này của năm 2018, tổng giá trị hàng hóa của Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 117 tỷ USD – ngang bằng với giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong quan hệ thương mại giữa Nhật với 2 đối tác thương mại.

Trong đó, Nhật Bản hiện đang ở trạng thái thặng dư thương mại khoảng 56,2 tỷ USD với nước Mỹ trong khi có trạng thái thâm hụt thương mại với Trung Quốc 23,3 tỷ USD.

Vì vậy, cuối cùng Washington cũng đã có quyết định rằng cần phải giảm trạng thái thặng dư lớn và có hệ thống trong hoạt động thương mại của nước Nhật đối với kinh tế Mỹ, đồng thời các rào cản đối với hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng cần phải dỡ bỏ.

Trên cơ sở đó, thỏa thuận đàm phán thương mại với Tokyo cũng được lên kế hoạch bắt đầu vào 20/1/2019, mở màn với việc thương thảo này đó là thỏa thuận miễn thuế đối với các hàng hóa nông sản xuất khẩu của Mỹ.

Tiếp đến một thỏa thuận liên quan đến cán cân thương mại đảm bảo tìm kiếm điểm cân bằng nhiều hơn, đó là lĩnh vực phương tiện di chuyển có động cơ – chiếm tới 75% thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản.

Và cuối cùng thậm chí cả khi Nhật Bản có thể được phép điều chỉnh chuyển sang cơ chế thương mại mới, đặc biệt là những vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp, thì Đảng dân chủ cũng đã đưa ra cảnh báo rằng các nhà thương thảo trong đàm phán của Hoa Kỳ sẽ thắt chặt các hồ sơ và công cụ thực hiện.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại hôm nay, một vấn đề có ý nghĩa đạo đức đã được khởi xướng, đó là cần phải có cam kết và tôn trọng các nước đồng minh và láng giềng.

Tuy nhiên, trên thực tế sự thù địch là những gì nước Mỹ đang nhận được từ thế giới bên ngoài, ngay cả những nước được bảo lãnh an ninh từ Hoa Kỳ. Chúng ta đang nhìn thấy mối quan hệ với Nhật Bản hiện tại như là một trò chơi của trẻ nhỏ - Kinderspiel, nếu so sánh với nước Đức – một đất nước không thuộc “bầu trời bảo lãnh an ninh” của nước Mỹ.

Mới đây, cựu Tổng thống Đức Gerhard Schroeder đã yêu cầu Chính phủ không nghe theo lời khuyên của Mỹ trong hoạt động thương mại theo hướng không nên giao dịch với bất kỳ ai. Gerhard Schroeder cũng đã từng từ chối làm đồng minh với Mỹ trong cuộc chiến với Iraq vào năm 2003.

Trong những khó khăn trước mắt, giới phân tích đã đặt ra câu hỏi rằng quốc gia lớn nào trong bàn cờ thương mại có thể hỗ trợ nước Nhật, Trung Quốc, hay Liên minh châu Âu (EU) sẽ là “người hùng” giải cứu những vướng mắc này?

Giả sử rằng nước Mỹ thật sự nghiêm túc trong việc muốn thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại với Nhật Bản thì điều đó có nghĩa là Nhật Bản sẽ phải chuyển khoảng 50 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước châu Á và khu vực châu Âu. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Trung Quốc có sẵn lòng nhập khẩu hàng chục tỷ USD từ Nhật Bản.

Điều này được nhìn nhận là không thể xảy ra khi Trung Quốc đang ở trong tiến trình thay thế hàng nhập khẩu và sự tăng trưởng vừa phải của nhu cầu trong nước. Ngoài ra những vấn đề liên quan đến an ninh và chính trị cũng là những rào cản cho sự hội nhập lớn hơn của 2 nền kinh tế lớn tại khu vực châu Á.

Bên cạnh đó, EU cũng sẽ không cho phép Nhật Bản xuất khẩu nhiều hơn con số 80 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản có thể sẽ gặp phải một vấn đề rất lớn với EU nếu liên minh công nghiệp lớn nhất châu Âu với Nhật Bản - Renault-Nissan-Mitsubishi được phép sụp đổ.

Như vậy có thể nhận thấy rằng khả năng để Nhật Bản chuyển hướng khoảng 50 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ sang các điểm đến thương mại khác là không thể. Điều đó sẽ thực sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế được dẫn dắt bởi hoạt động xuất khẩu.

Đặc biệt trong điều kiện Nhật Bản cũng chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề của kinh tế, xã hội - nổi lên là những khoản chi tiêu ích lợi dành cho xã hội già cỗi và các khoản chi phí quân sự khổng lồ.

Một cuộc khảo sát gần đây tại Nhật liên quan đến câu chuyện thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ cho thấy chỉ có 39 % người được khảo sát cho rằng quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ là tốt – giảm từ mức 56% vào cùng thời điểm khảo sát của năm ngoái và gần 40% cho rằng quan hệ này sẽ là xấu – gần gấp đôi mức 23% của năm ngoái.