Những startup Mỹ có ảnh hưởng nhất thập kỷ qua

Theo Hà My/nhadautu.vn

Vào đầu thập kỷ trước, Hoa Kỳ chưa thoát khỏi suy thoái và thuật ngữ "kỳ lân", tức những công ty công nghệ trị giá hàng tỷ USD vẫn chưa được biết đến.

Airbnb được định giá 35 tỷ USD - cao hơn vốn hóa thị trường của những khách sạn nổi tiếng như Hilton hay Marriot
Airbnb được định giá 35 tỷ USD - cao hơn vốn hóa thị trường của những khách sạn nổi tiếng như Hilton hay Marriot

Dưới đây là các startup chưa ra mắt hoặc mới sơ khai từ 10 năm trước đã để lại dấu ấn lớn nhất trong hệ sinh thái kinh doanh và văn hóa của Mỹ trong suốt thập kỷ qua.

1. Airbnb

Năm 2008, Brian Chesky cùng 2 người bạn chung phòng là Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk thành lập Airbnb. Trong vòng 3 năm, startup này đã có một triệu lượt đặt phòng, mở ra mô hình kinh tế chia sẻ.

Hiện nay mỗi đêm có đến 2 triệu người ở trong một căn phòng nào đó được giới thiệu qua Airbnb.

Startup này được định giá 35 tỷ USD – cao hơn vốn hóa thị trường của những khách sạn nổi tiếng như Hilton hay Marriot.

2. Epic Games

Fortnite - game “bom tấn” của Epic Games, thu hút hơn 250 triệu người chơi trên toàn cầu với doanh thu hàng tỷ USD
Fortnite - game “bom tấn” của Epic Games, thu hút hơn 250 triệu người chơi trên toàn cầu với doanh thu hàng tỷ USD

Tim Sweeney thành lập Epic Games từ tầng hầm trong căn nhà của bố mẹ vào năm 1991. Sau đó, ông cho ra đời Unreal Engine - một công cụ cho các nhà phát triển phần mềm tạo ra thêm những tựa game khác.

Unreal chịu trách nhiệm cho nhiều tựa game nổi tiếng như Gears of War, Bioshock và Fortnite - game “bom tấn” của Epic Games, thu hút hơn 250 triệu người chơi trên toàn cầu với doanh thu hàng tỷ USD. 

3. Facebook

Facebook có 2,45 tỷ người dùng thường xuyên mỗi tháng
Facebook có 2,45 tỷ người dùng thường xuyên mỗi tháng

Mạng xã hội lớn nhất thế giới cán mốc một tỷ người dùng chỉ vài tháng sau khi lên sàn chứng khoán vào năm 2012.

Đến nay, Facebook có 2,45 tỷ người dùng thường xuyên mỗi tháng.

Thời gian qua, dù CEO Mark Zuckerberg và Facebook hứng chịu nhiều chỉ trích liên quan đến quyền riêng tư và bê bối lộ dữ liệu người dùng, cổ phiếu của công ty này vẫn tăng mạnh trong năm 2019. 

4. Instagram

Instagram là một trong những sản phẩm thành công nhất của Facebook hiện nay
Instagram là một trong những sản phẩm thành công nhất của Facebook hiện nay

Instagram do Kevin Systrom và Mike Krieger đồng sáng lập năm 2010. Hai năm sau, Facebook chi một tỷ USD mua lại mạng xã hội này – một con số lớn khiến nhiều người khó hiểu tại thời điểm đó.

Thực tế đã chứng minh đây là quyết định đúng đắn của Facebook khi Instagram là một trong những sản phẩm thành công nhất của công ty hiện nay.

5. Slack

Slack niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York vào tháng 6/2019
Slack niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York vào tháng 6/2019

Ra đời năm 2013, Slack chuyên cung cấp dịch vụ tin nhắn, chủ yếu được dùng trong giới văn phòng để giúp các nhân viên tương tác với các nhóm mà không cần phải dùng cả chuỗi email dài.

Tháng 6 năm nay, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York (Mỹ).

6. Snap

Tỷ phú 9x Evan Spiegel – sáng lập kiêm CEO của Snapchat
Tỷ phú 9x Evan Spiegel – sáng lập kiêm CEO của Snapchat

Snapchat là một ứng dụng tin nhắn tự hủy ra đời năm 2011, được phát triển bởi một nhóm sinh viên Đại học Stanford.

Facebook từng đề nghị mua lại sản phẩm này với giá 3 tỷ USD nhưng bị từ chối.

Năm 2016, Snapchat đổi tên thành Snap.

7+8: SpaceX và Tesla

Hai công ty của tỷ phú Elon Musk đều ra đời với tham vọng thay đổi cuộc chơi nhưng lựa chọn những con đường phát triển khác nhau
Hai công ty của tỷ phú Elon Musk đều ra đời với tham vọng thay đổi cuộc chơi nhưng lựa chọn những con đường phát triển khác nhau

Hai công ty của Elon Musk đều ra đời với tham vọng thay đổi cuộc chơi nhưng lựa chọn những con đường phát triển khác nhau.

Trong khi Tesla bắt đầu thập kỷ vừa qua bằng cách niêm yết trên sàn chứng khoán, Space X trở thành công ty tư nhân đầu tiên phóng thành công một tàu không gian lên quỹ đạo và sau đó trở lại mặt đất an toàn vào năm 2010. 

9. Stripe

John Collison và anh trai Patrick đồng sáng lập công ty Stripe năm 2011
John Collison và anh trai Patrick đồng sáng lập công ty Stripe năm 2011

John Collison và anh trai Patrick đồng sáng lập công ty Stripe năm 2011.

Công ty hướng đến việc đơn giản hóa quá trình giao dịch online bằng cách cho phép tích hợp quy trình thanh toán trên website của họ, thay vì buộc người dùng phải đăng ký và tạo tài khoản cho mỗi lần giao dịch.

Lyft, Target và Salesforce là một số khách hàng của startup được định giá 35 tỷ USD này. 

10. Theranos

Elizabeth Holmes đã bị SEC buộc tội
Elizabeth Holmes đã bị SEC buộc tội

Elizabeth Holmes đã thành lập công ty thử nghiệm máu với dấu vân tay của mình vào năm 2004 và tiếp tục huy động được hơn 700 triệu USD, sau đó được định giá 9 tỷ USD vào năm 2015.

Tuy nhiên, mọi thứ đã sụp đổ, mọi hoạt động kinh doanh của cô đã bị phơi bày việc lừa dối các nhà đầu tư và công chúng, sau đó Elizabeth Holmes đã bị SEC buộc tội.

Theranos đã không còn tồn tại nữa mà nhắc nhở cho các nhà đầu tư như một câu chuyện cảnh báo về sức hấp dẫn của công nghệ kém chất lượng, không đáng kể được che dấu bởi một nhà sáng lập đầy triển vọng.

11. Twitter

Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey

Ra đời năm 2006, Twitter là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Twitter đóng vai trò thúc đẩy nhiều phong trào trên thế giới, trong đó có #MeToo – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục. 

12. WeWork

Các nhà đầu tư đã đồng loạt quay lưng với WeWork sau khi hồ sơ đăng kí IPO ngập tràn trong những khoản lỗ
Các nhà đầu tư đã đồng loạt quay lưng với WeWork sau khi hồ sơ đăng kí IPO ngập tràn trong những khoản lỗ

WeWork - startup kỳ lân về chia sẻ văn phòng, đã phải huỷ kế hoạch bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) sau khi hồ sơ chào bán xác định giá trị công ty chỉ 10 tỷ USD, bằng một phần năm so với định giá trước đây.

Các nhà đầu tư đã đồng loạt quay lưng với WeWork sau khi hồ sơ đăng kí IPO ngập tràn trong những khoản lỗ. Để kiếm được 1 USD, WeWork phải chi 2 USD. Bên cạnh đó là những hoạt động tài chính không minh bạch của vị CEO kỳ quái.

Trong nửa đầu năm 2019, khoản lỗ đã lên đến 904 triệu USD. Theo các chuyên gia, WeWork thực chất chỉ là một công ty bất động sản dưới vỏ bọc tô vẽ một startup công nghệ. Lỗ chồng lỗ nhưng WeWork vẫn không ngừng mở rộng.

Công ty đã ký hợp đồng thuê không gian lên tới 47 tỷ USD trong khi mới chỉ đạt thỏa thuận cho thuê lại khoảng 4 tỷ USD.

Sự tụt dốc không phanh của WeWork cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư về những startup được định giá trên trời.