Thế lưỡng nan của Trung Quốc trước chiến tranh thương mại

Theo Khởi Thức/doanhnhansaigon.vn

Chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra vào thời điểm Trung Quốc mới bắt đầu tập trung "một cách cương quyết" vào việc khắc phục các vấn đề của nền kinh tế - theo phân tích của J.P. Morgan.

Việc Mỹ leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Nguồn: internet
Việc Mỹ leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Nguồn: internet

Việc Mỹ leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn, không chỉ vì các biện pháp tăng thuế quan hoặc phi thuế quan mà thời gian kéo dài có thể còn tồi tệ hơn. Sau nhiều năm "phóng tay", cuối cùng Trung Quốc bắt đầu tập trung một cách nghiêm túc vào việc kiềm chế tăng tín dụng - vốn là gót chân Achille của nước này - từ khoảng giữa năm 2017.

Các ngân hàng Trung Quốc đã mở rộng những khoản vay lên mức kỷ lục 12.650 tỷ nhân dân tệ vào năm 2016 khi chính phủ khuyến khích kích thích tín dụng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự bùng nổ tín dụng dấy lên những lo ngại về rủi ro tài chính từ việc tăng nợ quá nhanh khiến các cơ quan chức năng cam kết kìm hãm lại trong năm 2017.

Cả chính sách thắt chặt tiền tệ lẫn tài chính và việc giảm nợ đã được đẩy nhanh trong năm nay thông qua các quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, cách làm này vấp phải "gió ngược" trong các tháng gần đây.

Do kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, cách tốt nhất để Trung Quốc phản ứng với cuộc chiến thương mại là nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc ban hành các biện pháp thắt chặt tài chính.

Sự mất giá của đồng nhân dân tệ sẽ bù đắp cho sự mất khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các nhà xuất khẩu Trung Quốc do thuế quan cao, nghĩa là hàng hóa Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng chính sách nới lỏng đồng tiền quá mạnh cũng có thể làm tăng thêm những nghi ngờ về cam kết của chính quyền trong việc giảm nợ.

"Trong 15 năm qua, bất cứ khi nào tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn mức bảo đảm, tức thì sẽ dấy lên các lo ngại về sự bình ổn tài chính do áp lực hạ giá đồng tiền. Do đó chính sách tiền tệ cần được cân đối hết sức thận trọng" - các nhà phân tích đề xuất.

Với các hạn chế trong sử dụng chính sách tiền tệ, những biện pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng có thể vận dụng. Chẳng hạn như việc hoàn thuế - được gọi là tỷ lệ tín dụng thuế giá trị gia tăng - cho các nhà xuất khẩu vào Trung Quốc giúp thu nhập của họ tăng lên từ 3,5 đến 4%. Dựa vào chính sách tài chính để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng trong nước và giải quyết chi phí của cuộc thương chiến là sự chọn lựa khôn ngoan.