7 “nút cổ chai” quan trọng bậc nhất đối với giá xăng, dầu

Theo VnEconomy

Theo US Funds, khoảng một nửa trong tổng sản lượng gần 90 triệu thùng dầu thô mỗi ngày được chuyển bằng đường thủy. Và những điểm nút này là nơi mà hầu hết các tuyến vận tải dầu thô quan trọng phải đi qua. Ở những điểm thắt nút này, các tàu chở dầu có thể đối mặt với rất nhiều rủi ro từ việc chở quá nặng cho tới nạn cướp biển. Bất cứ sự ngăn trở nào cũng có thể dẫn tới những biến động lớn về giá dầu.

Eo biển Danish (Danish Straits)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/01-86b1d.jpg

Được đặt tên là Danish nhằm phân biệt với eo biển Denmark nằm giữa Greenland và Iceland (Danish là "thuộc Đan Mạch", còn Denmark là "Đan Mạch" - PV). Eo Danish là một tổ hợp gồm ba eo biển nhỏ nối biển Baltic với Biển Bắc, qua hai vùng biển Kattegat và Skagerrak.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, sự tăng trưởng của châu Âu phần lớn dựa vào lượng dầu xuất khẩu từ Nga, chính vì thế eo biển này có ý nghĩa rất quan trọng. Năm 2010, mỗi ngày có tới 3 triệu thùng dầu thô được vận chuyển qua đây - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Straits)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/02-86b1d.jpg

Thực chất đây là eo biển Bosporus và Dardanelles (nằm trong hệ thống eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ), một trong những điểm nút vận chuyển dầu thô nhộn nhịp nhất thế giới.

Theo thống kê, năm 2011 có tổng cộng 50.000 tàu ra vào điểm thắt này, vận tải trung bình 3 triệu thùng dầu thô - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Kênh đào Suez (Suez Canal)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/03-86b1d.jpg

Nằm ở Ai Cập, kênh đào Suez nối Hồng Hải và vịnh Suez với Địa Trung Hải. Nếu kênh đào này bị đóng, các tàu dầu phải vòng qua cực nam châu Phi, chi phí vận chuyển sẽ nâng cao gấp bội.

Mặc dù tại điểm hẹp nhất của Suez chỉ có 304 m, khiến kênh đào này không thể tiếp đón những tàu dầu lớn, nhưng năm 2011 vẫn có 18.000 tàu qua lại kênh đào này. Cùng với đường ống dẫn dầu Sumed, mỗi ngày, khu vực Suez lưu chuyển được 2,4 triệu thùng dầu - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Eo biển Hormuz (Strait of Hormuz)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/04-86b1d.jpg

Nằm giữa Oman và Iran, eo biển Hormuz nối vịnh Persian với vịnh Oman và biển Arab. Đây là điểm nút sống còn của thế giới, với 17 triệu thùng dầu được đưa qua đây mỗi ngày trong năm 2011.

Hiện tại những vấn đề liên quan tới Iran và eo biển này đang là một trong các yếu tố có thể gây sóng gió trên thị trường dầu thô thế giới - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Eo biển Bab el-Mandeb
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/05-86b1d.jpg

Bab el-Mandab là điểm nối chiến lược giữa Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải, thông qua Hồng Hải. Nếu bị đóng cửa, các tàu chở dầu từ vịnh Persian sẽ phải đi đường vòng qua cực nam châu Phi, làm đội chi phí.

Năm 2011, mỗi ngày có 3,4 trịêu thùng dầu được vận chuyển qua điểm thắt quan trọng này - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Eo biển Malacca (Strait of Malacca)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/06-86b1d.jpg

Malacca là một trong những nút thắt quan trọng trong việc vận chuyển dầu ở khu vực châu Á. Eo biển này có "nhiệm vụ" nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

Với chiều dài 800km, đường đi của Malacca khá ngoắt ngoéo, chỗ rộng nhất là 320 km và chỗ hẹp nhất chỉ có 2,7 km. Năm 2011, mỗi ngày có 15 triệu thùng dầu được vận tải qua eo biển này - Nguồn: US Funds/ Business Insider.

Kênh đào Panama (Panama Canal)
http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_01_11/07-86b1d.jpg

Kênh đào Panama được xem là lối đi tắt, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Con đường này dài 83 km và có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận tải dầu thô trên thế giới. Nếu kênh đào này bị đóng cửa, các tàu chở dầu phải chạy vòng qua eo biển Magellan, mũi Sừng và eo Drake (Mar de Hoces) ở cực Nam châu Mỹ.

Chính bởi vậy, mặc dù trong năm 2011 mỗi ngày chỉ có 755.000 thùng dầu được vận chuyển qua kênh đào Panama, song giới chức tại đây vẫn tiếp tục mở rộng nhằm nâng gấp 3 công suất của eo biển này vào năm 2014 - Nguồn: US Funds/ Business Insider.