Brexit – Tâm điểm châu Âu quý II

PV.

Tâm điểm châu Âu trong quý II là diễn biến cuộc trưng cầu dân ý tại Anh ngày 23/06/2016 về việc liệu nước này sẽ ra đi hay ở lại Liên minh Châu Âu.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hầu hết các dự đoán trước đó đều không chı́nh xác khi 51,9% cử tri nước Anh đã bỏ phiếu đồng ý Brexit. Ngay lập tức, thị trường tài chı́nh, tiền tệ không chı̉ tại Anh mà trên nhiều khu vực khác trên thế giới đã chịu một cú sốc lớn.

Trong phiên giao dịch đầu tiên sau cuộc trưng cầu dân ý, thị trường chứng khoán toàn cầu đã bốc hơi 2,08 nghı̀n tỷ USD, mức sụt giảm tuyệt đối lớn nhất từ trước tới nay. Các thị trường châu Âu giảm điểm mạnh nhất như Italy và Tây Ban Nha (trên 12%); London (gần 9%); Nikkei của Nhật Bản (7,9%); S&P500 của Mỹ (3,6%);…

Trên thị trường ngoại hối, đồng Bảng Anh và đồng Euro mất giá mạnh so với đồng USD. Lo ngại về tương lai bất định của nền kinh tế Anh và châu Âu trong thời gian tới,các nhà đầu tư đã tı̀m kiếm các đồng tiền và tài sản an toàn khác.

Hai đồng tiền được quan tâm nhất tại thời điểm hiện tại là đồng USD và đồng JPY. Đồng Bảng Anh đã liên tục rớt giá và xác lập mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua. Đến hết ngày 30/6, đồng GBP đã mất giá 11,6% so với thời điểm trước cuộc trưng cầu dân ý.

Trong khi đó, đồng EUR cũng giảm 3% giá trị so với đồng USD. Đồng Yên Nhật, theo một chiều hướng khác, đang được coi là đồng tiền an toàn nhất tại thời điểm hiện tại.

Trên thị trường tài sản, giá vàng cũng liên tục biến động do nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn tăng lên. Không chı̉ vàng và các đồng tiền mạnh, TPCP các nước có mức độ an toàn cao như Mỹ, Thụy Sı̃, Nhật Bản hay Đức cũng được các nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian này.

Lợi suất TPCP các nước này đã giảm nhanh sau cuộc trưng cầu dân ý. Thậm chı́ tại Nhật Bản, Thụy Sı̃ và Đức, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới mức 0%. Các nhà đầu tư sẵn sàng trả tiền để những chı́nh phủ này giữ hộ tiền.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng những ảnh hưởng này chı̉ mang tı́nh ngắn hạn, khi mà Anh và EU chưa có những đồng thuận chı́nh thức về thời điểm và cách thức Brexit diễn ra.

Về dài hạn, việc nước Anh rời khỏi châu Âu ảnh hưởng đến đâu sẽ phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế mới giữa hai vùng eo biển Manche.

Hiện tại, nước Anh vẫn chưa có phương án thay thế nào cho thời kỳ hậu EU, do đó, Brexit xảy ra sẽ cần mất ít nhất 10 năm để ổn định, theo Global Counsel (2015).

Brexit và Điều 50 Hiệp ước Lisbon:

Nước Anh đã lựa chọn tương lai cho mı̀nh với xấp xı̉ 52% số phiếu ủng hộ Brexit. Mặc dù vậy, quố c gia này vẫn chưa kı́ch hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon về quyền rút khỏi EU của các nước thành viên.


Điều 50 quy định các nước thành viên có thể tự quyết định rút khỏi Liên minh theo trı̀nh tự quy định bởi hiến pháp. Tuy nhiên, điều khoản này lại không quy định rõ về cách thức tiến hành quá trı̀nh rời bỏ của một thành viên bất kỳ. Đồng thời, thời điểm Anh phải đưa ra thông báo chı́nh thức cũng không được quy định cụ thể. Do vậy, các nước còn lại của EU không được phép gây áp lực với Anh về vấn đề này.


Sau cuộc bỏ phiếu, thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức và nhường trách nhiệm kı́ch hoạt Điều 50 cho ngườ i kế nhiệm. Ngay sau khi Điều 50 được kı́ch hoạt, nước Anh và EU sẽ có thời gian 2 năm để đàm phán về tương lai của mối quan giữa hai bên. Những vấn đề đượ c quan tâm nhất hiện nay là các FTAs Anh đã ký dưới danh nghı̃a thành viên EU, vấn đề dic̣h chuyển lao động nội khối hay các rào cản thương mại giữa Anh và EU hậu Brexit.