Châu Âu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2013

Theo gafin.vn

(Tài chính) Năm 2013, châu Âu đã chứng kiến sự phục hồi của nguồn vốn FDI khi lo ngại về suy thoái kéo dài tại khu vực này được xoa dịu.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo kết quả Nghiên cứu của Ernst & Young (EY) - theo dõi các dự án đầu tư trực tiếp tại châu Âu, châu Âu đã lập kỷ lục mới về số dự án FDI với số vốn lên đến 223 tỷ euro năm 2013, tăng 25% so với năm 2012. Số lượng dự án FDI tăng lên gần 4.000 dự án so với 3.800 dự án năm 2012 và tạo ra 166.000 việc làm.

Tuy nhiên, nghiên cứu EY cũng cho thấy đằng sau số liệu tích cực này lại là những thông tin không hề đáng mừng chút nào. Mặc dù số dự án đầu tư của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vào châu Âu tăng lên mức cao chưa từng thấy là 313 dự án nhưng phần lớn số vốn FDI ở châu Âu vẫn mang tính “nội địa” (intra-regional), tức là được cầm trịch bởi các công ty trụ sở chính tại một nước châu Âu đang đầu tư vào một nước khác.

Những doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ muốn tập trung vào một số lĩnh vực nhằm tăng sức hút của châu Âu với tư cách một điểm đến đầu tư. Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp là hiện đại hóa thị trường lao động, hội nhập kinh tế hơn nữa và cắt giảm các quy định kiểm soát.

Marc Lhermitte, đối tác tại phòng kinh doanh dịch vụ tư vấn của EY, cho biết, châu Âu cần phải hành động để loại bỏ những trở ngại đối với khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong những lĩnh vực được xem là động lực tăng trưởng trong tương lai.

Ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh, vẫn còn một số vấn đề liên quan cần giải quyết như cải cách thị trường lao động và thị trường vốn, theo Huw Pill, trưởng chuyên gia kinh tế châu Âu tại Goldman Sachs.

Vương quốc Anh là điểm đến phổ biến nhất của FDI trong năm 2013, tiếp đến là Đức và Pháp. Dẫn đầu danh sách thành phố châu Âu hấp dẫn đầu tư nhất là London, Paris, tiếp đến là 3 thành phố của Đức là Berlin, Frankfurt và Munich vượt lên.

Tuy nhiên, Chris Cummings, giám đốc điều hành của TheCityUK cho biết, châu Âu không nên quá tự mãn với điều này. Ông Cummings nhận định, một trong những lý do chính khiến Anh trở nên hấp dẫn là lực lượng lao động có chất lượng và tài năng, nhưng nước Anh lại mất điểm do vấn đề về nhập cư. Nước Anh muốn các công ty đến, nhưng lại không cho phép họ đưa người của họ đến.

Trong khi đó, số dự án FDI vào Pháp không tăng trong giai đoạn 2012 -2013.

Marc Lhermitte, đối tác tại phòng kinh doanh dịch vụ tư vấn của EY, cho biết, châu Âu cần phải hành động để loại bỏ những trở ngại đối với khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong những lĩnh vực được xem là động lực tăng trưởng trong tương lai.

Ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh, vẫn còn một số vấn đề liên quan cần giải quyết như cải cách thị trường lao động và thị trường vốn, theo Huw Pill, trưởng chuyên gia kinh tế châu Âu tại Goldman Sachs.

Vương quốc Anh là điểm đến phổ biến nhất của FDI trong năm 2013, tiếp đến là Đức và Pháp. Dẫn đầu danh sách thành phố châu Âu hấp dẫn đầu tư nhất là London, Paris, tiếp đến là 3 thành phố của Đức là Berlin, Frankfurt và Munich vượt lên.

Tuy nhiên, Chris Cummings, giám đốc điều hành của TheCityUK cho biết, châu Âu không nên quá tự mãn với điều này. Ông Cummings nhận định, một trong những lý do chính khiến Anh trở nên hấp dẫn là lực lượng lao động có chất lượng và tài năng, nhưng nước Anh lại mất điểm do vấn đề về nhập cư. Nước Anh muốn các công ty đến, nhưng lại không cho phép họ đưa người của họ đến.
Trong khi đó, số dự án FDI vào Pháp không tăng trong giai đoạn 2012 -2013.

Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất luôn biến động của ngành công nghiệp châu ÂU và những lĩnh vực được coi là vẫn giữ lợi thế cạnh tranh. 10 năm trước, hoạt động sản xuất chế tạo chiếm gần ½ số dự án FDI tại châu Âu. Giờ đây, lĩnh vực dịch vụ lại vươn lên, chiếm hơn 2/3 tổng số dự án.

Giới đầu tư cho biết, lĩnh vực khoa học đời sống và kỹ thuật số có sức hút lớn nhất. Năm 2013, tại châu Âu, đầu tư vào các công ty phần mềm, nghiên cứu khoa học và dược phẩm tăng đáng kể - số dự án FDI đầu tư vào dược phẩm năm 2013 tăng 58% so với năm 2012.

Châu Âu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2013 - Ảnh 1

Thực tế, điều này phần nào phản ánh chế độ thuế “ưu đãi” tại nhiều nước châu Âu. Ví dụ, hiện rất nhiều công ty dược chuyển trụ sở đến Ireland chủ yếu là do mức thuế doanh nghiệp thấp tại đây.

Những tiến bộ trong đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU về Hiệp định Đối tác Thương mại & Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương - TTIP sẽ là thông điệp tích cực nhất châu Âu gửi đến các nhà đầu tư nước ngoài.