Chứng khoán châu Á bù lỗ toàn tuần

Theo gafin.vn

(Tài chính) Chứng khoán châu Á tăng trong ngày với chỉ số cả tuần đã ngừng đà giảm tuần thứ sáu liên tiếp.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chứng khoán châu Á tăng trong ngày với chỉ số toàn tuần đã ngừng đà giảm tuần thứ sáu liên tiếp. Đồng won Hàn Quốc tăng theo vàng. Các đơn mua tương lai của chỉ số S&P 500 tăng trước khi có thông số việc làm Mỹ.

Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1.4% lúc 3h29 chiều tại sàn giao dịch Tokyo, cắt được mức giảm tuần này còn 1,1%. Số hợp đồng của SP500 đã tăng 0,4% sau khi chỉ số nhảy ở New York. Chỉ số Topix của Nhật đã thêm được 2,3% trong lúc Chỉ số Composite Thượng Hải tăng nhẹ 0,3% sau kỳ nghỉ Tết dài cả tuần.

Đồng won Hàn Quốc tăng giá 0,4%. Vàng tăng 0,3% còn bạc giảm 0,4%.

Cổ phiếu đang phục hồi trước khi báo cáo việc làm Hoa Kỳ được công bố, với dự kiến là tiếp tục cải thiện trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại giữa lúc lo lắng về tăng trưởng chậm lại và các thủ tục cho vay rủi ro dẫn tới hệ thống tài chính yếu ớt. Việc bán tháo các nền kinh tế đang phát triển có lẽ vẫn chưa ngừng lại khi tinh thần thị trường còn đang bi quan. Đó là nhận xét của Chủ tịch quỹ thị trường mới nổi Templeton (TEMG) Mark Mobius trả lời phỏng vấn.

Kospi Thượng Hải

Cứ một cổ phiếu sụt giá thì bốn cái khác tăng trong chỉ sô đo Châu Á Thái Bình Dương MSCI. Nó đã giữ đà tăng suốt sau tuần liên tiếp, kỷ lục tính từ tháng 6/2011. Kospi của Hàn Quốc tăng được 0,8%. S%P/ASX 200 tăng 0,7% ở Úc, do ngân hàng trung ương tăng dự báo tăng trưởng và nhấn mạnh chính sách trung lập với đồng tiền đang giảm giá.

Chỉ số Composite Thượng Hải chao đảo giữa tăng và giảm khi mở cửa , với một chỉ số phụ cho thấy giảm tăng trưởng trong công nghiệp dịch vụ. Chỉ số Hang Seng tăng được 1,1%.

Mất mát dẫn tới chỉ số EM của MSCI bị kéo xuống đáy kỷ lục trong năm tháng qua trong tuần nay có khả năng còn trầm trọng hơn, theo ông Mobius. Ông dự báo có thêm hoạt động bán, tương phản với ý kiến của Jim O’Neil, người sáng tạo ra cụm từ BRIC để chỉ 4 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất. Ông O’ Neil coi xu hướng bán ra này là cơ hội mua vào.

Toyota NTT

Topix của Nhật đã chặn lại được đà giảm 5 tuần liên tiếp, xu hướng dài nhất toàn kỳ từ tháng 6/2012 tới nay. Toyota Motor Corp nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới là nhân tố nâng tốt nhất của Topix đã tăng giá cổ phiếu 2% ở sàn Tokyo. Nippon Telegraph & Telephone Corp đã nhảy vọt 4,6% sau khi doanh thu vượt mức dự báo và tập đoàn công bố mua lại cổ phiếu.

Sự phục hồi của SP500 đã giảm được đà sụt trong năm còn 4,1%. Chỉ số Stoxx Europe 600 leo lên được 1,5% và một số chỉ số các thị trường mới nổi khác tăng được khá nếu tính từ tháng 11 năm ngoái.

Dự báo việc làm phi nông nghiệp Hoa Kỳ thông báo cuối ngày sẽ tăng được tới 180.000 người trong tháng giêng sau mức tăng 74.000 hồi tháng chạp, theo mức trung bình của các nhà kinh tế học đặt ra trong điều tra của Bloomberg. Hôm thứ năm Bộ Lao Động Mỹ cho biết đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ đã giảm lần đầu trong ba tuần giảm được 20.000 còn 331.000 đơn cho thời kỳ tính đến cuối ngày 1/2/2014.

Chỉ số Dollar

Chỉ số Dollar châu Á Bloomberg JPMorgan (ADXY) đo 10 ngoại tệ được dùng nhiều nhất trong vùng trừ đồng yên đã tăng được 0,3% trong cả tuần, mức tăng lớn nhất trong hai tháng. Đồng won Hàn Quốc ở ngưỡng 1.074,45 won/usd.

Vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp, nhắm tới mức tăng cả tuần là 1,4%. Bạc giao ngay đã giảm lần đầu tiên trong sáu ngày qua. Đơn mua tương lai cho quý kim cho thấy mức phục hồi dài hơi nhất từ tháng 8/2013 trở lại, kéo dài mức phục hồi 2014 sau khi thị trường năm ngoái đẩy bạc xuống mức thấp nhất từ 1981 tới nay.

Dầu giảm 0,2% sau khi tăng tới mức cao nhất trong tuần hôm thứ năm, khi thông số kinh tế mạnh hơn ước tính của Hoa Kỳ củng cố viễn cảnh nhu cầu dầu nội Mỹ.

Đơn mua cao su ở sàn Tokyo chấm dứt mức giảm sáu ngày liên tiếp và chặn được đà giảm tuần.