Cú hạ cánh khó khăn của Trung Quốc

Theo cafef.vn

Để duy trì nhu cầu, Bắc Kinh cần phải có những hành động mà các nhà lãnh đạo mới không muốn và cũng không mong đợi.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc đang cố gắng để giải quyết một trong những khó khăn nhất của “cuộc tập trận” kinh tế: làm chậm lại một nền kinh tế đang bay. Gần đây, những khó khăn đã trở nên rõ ràng hơn với “bong bóng ngân hàng”. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của một bức tranh lớn hơn: nền kinh tế chậm lại, thậm chí có thể sụp đổ. 

Trong một báo cáo gần đây, David Levy, chuyên gia đến từ Trung tâm dự báo Jerome Levy đã đặt ra những câu hỏi quan trọng: tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là bao nhiêu? Quan điểm chung là Trung Quốc có thể dễ dàng tăng trưởng từ 6 đến 10% trong thập kỷ tới. Trung Quốc giống như "một đoàn tàu chạy quá tốc độ cần được điều chỉnh chậm lại. Đoàn tàu vẫn tiếp tục chạy trên đường ray như trước, chỉ cần không quá nhanh”. 

Thay vào đó, ông lập luận rằng Trung Quốc giống như một máy bay phản lực khổng lồ: “Trong những năm gần đây, một vài động cơ đã không làm việc tốt, và các phi công bây giờ đang phải cố gắng giữ cho các động cơ còn lại hoạt động tốt. Người phi công đang cho máy bay chậm lại, nhưng nếu làm nó bay chậm quá sẽ chết máy và rơi tự do”.

Thực vậy, sau năm 2008, xuất khẩu ròng không còn là một động lực thúc đẩy nền kinh tế. Thay vào đó là đầu tư, đặc biệt là trong năm 2009. Tỷ lệ chi tiêu đầu tư trên tổng sản phẩm quốc nội tăng từ 42% năm 2007 tới 48% năm 2010. Nhiên liệu giúp "chiếc máy bay" phản lực Trung Quốc là sự phát triển bùng nổ của tín dụng: cho vay đã tăng với tốc độ hàng năm gần 30%. Chính sách này đã rất thành công. Xuất khẩu bùng nổ đã trở thành điều của quá khứ, chính quyền Trung Quốc hiện nay muốn giảm sự phụ thuộc vào đầu tư tín dụng. 

Trong thực tế, số liệu về lực cầu của nền kinh tế cho thấy mọi thứ vẫn ở trong tầm kiểm soát. Song những thách thức của mức tăng trưởng hàng năm 6% vẫn còn rất lớn.

Thứ nhất, đầu tư vào hàng tồn kho phải giảm mạnh. Chỉ số này phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chứ không phải trên mức độ hoạt động. Một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6% sẽ cần 60% đầu tư vào hàng tồn kho. Tác động trực tiếp của việc điều chỉnh này sẽ là sự suy giảm mạnh trong đầu tư hàng tồn kho, trước khi tăng trưởng trở lại ở mức 6%/năm, so với mức thấp hiện nay.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể thất bại khi dự đoán về sự suy thoái của nền kinh tế, đặc biệt là sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều. Họ sẽ cảm thấy gánh nặng với hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng và sau đó sẽ phải cắt giảm hàng tồn kho và thậm chí phải cắt giảm cả mức sản lượng.

Thứ hai, đầu tư vào vốn cố định cũng phải giảm mạnh. Khoản đầu tư này có thể phải giảm 40%. Những người chịu trách nhiệm đầu tư có thể không điều chỉnh một cách nhanh chóng, bởi vì họ dự kiến tăng trưởng sẽ trở lại tỷ lệ 10% hàng năm. 

Thứ ba, việc giảm đầu tư trong nhu cầu và hoạt động cũng có thể tác động lớn đến lợi nhuận. Điều đó sẽ làm giảm khả năng thanh toán của công ty và đầu tư thấp hơn nữa. Cuối cùng, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt sự bùng nổ tín dụng rất lớn có thể tác động bất ngờ về tình trạng của bảng cân đối. Khu vực tư nhân của Trung Quốc hiện có số nợ cũng khá cao. Nợ như vậy cần được quản lý, giữ nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức 10%/năm. Trong một nền kinh tế năng động, thời gian của các dự án mới là vấn đề khó. Nhưng, trong một nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, các khoản nợ xấu có thể tăng vọt.


Bản dự báo kinh tế toàn cầu mới của Ngân hàng Thế giới cho rằng “Những nỗ lực tiếp tục tái cân bằng vẫn là ưu tiên khi giảm dần tỷ lệ đầu tư cao không bền vững”. Nhưng, “Các công cụ cho vay hiện nay có thể trở thành vấn đề khi có thể khiến nợ xấu tăng cao”. Ngay cả khi chính phủ giải cứu ngành tài chính, người có trách nhiệm cho vay chắc chắn sẽ trở nên thận trọng hơn. 

Không một chuyên gia kinh tế nào cho rằng Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng trong trung và dài hạn. Vấn đề là, cấu trúc của một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6% chắc chắn sẽ khác biệt so với một nền kinh tế tăng trưởng 10%. 

Chính phủ Trung Quốc sẽ phải thiết kế lại “máy bay phản lực khổng lồ” để nó có thể tiếp đất an toàn với một nửa trong số các động cơ làm việc hiệu quả kém.