Động viên ngân sách và xu hướng cải cách chính sách thuế trên thế giới

TS. Lê Quang Thuận

Giai đoạn 2001 - 2010, nhiều quốc gia đã cải cách hệ thống chính sách thuế nhằm động viên ở mức hợp lý, cơ cấu lại tỷ trọng thu từ các sắc thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư để đảm bảo nguồn thu và bền vững tài khóa trung và dài hạn.

Trong giai đoạn 2001-2010, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đã tác động sâu rộng đến các quan hệ kinh tế và thương mại của hầu hết các quốc gia; cạnh tranh về thuế nhằm thu hút vốn đầu tư, lao động và công nghệ; cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009, khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, làm cho cán cân tài khóa của nhiều nước trở nên thiếu bền vững.

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã cải cách hệ thống chính sách thuế nhằm động viên ở mức hợp lý, cơ cấu lại tỷ trọng thu từ các sắc thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư để đảm bảo nguồn thu và bền vững tài khóa trung và dài hạn.

Mức độ động viên ngân sách từ thuế, phí của các nước giai đoạn 2001-2010 có sự khác biệt khá lớn, từ 17% đến hơn 50%. Nếu tính cả thuế bảo hiểm xã hội (BHXH), tỷ lệ động viên của hầu hết các nước thành viên OECD chủ yếu ở mức trên 30% GDP (bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương).

Tuy nhiên, nếu loại trừ thu BHXH, mức động viên của các nước này chỉ trong khoảng từ 20% GDP đến 30% GDP. So với các nước phát triển, mức động viên ngân sách ở các nước đang phát triển thấp hơn.

Tỷ lệ động viên ngân sách của một số quốc gia (%GDP)

giai đoạn 2001-2010

Quốc gia

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Úc

35,7

35,2

35,9

36,2

36,4

36,3

35,6

33,9

33,3

32

Áo

51

49,7

49,6

49,1

48,1

47,8

47,9

48,3

48,8

47,5

Bỉ

49,4

49,6

50,8

48,9

49,2

48,7

48,1

48,9

48

48

Canada

45,1

43,4

43,6

43,2

44,2

40,8

40,7

39,8

38,3

37,8

Séc

38,3

39

43,3

40,4

39,7

41,1

41,8

40,2

40,2

40,5

Đan Mạch

55,7

55,1

55,2

56,7

58

56,6

55,7

55,3

55,6

51,2

Phần Lan

51,1

51,4

50,6

50,4

50,7

47,8

47,4

48

47

46,8

Pháp

49,7

49,2

48,9

49

49,7

50,3

49,6

49,5

48,4

48,3

Đức

44,5

44,1

44,3

43,3

43,5

43,7

43,8

44

44,4

42,1

Hy lạp

40,9

40,2

39

38

38,9

39,5

40,4

40,6

36,9

39,5

Ai-xơ-len

41,9

41,7

42,7

44

47,1

48

47,7

44,2

39,4

38,9

Ai-len

33,1

32

32,6

33,8

34,2

36,3

35,8

34,3

34,4

35,4

Israel

44,4

44,3

42,9

41,8

41,6

44,3

44,5

42

39,5

40,5

Ý

47,6

47,1

47,7

47,3

46,8

45,4

46,4

46,2

46,6

46

Nhật Bản

30,3

28,9

28,4

27,9

29,2

30,7

31

31,5

29,5

30,1

Hàn Quốc

20,6

20,4

20,7

20

20,4

23,1

25

24,4

24

23,7

Hà Lan

42,4

41,5

41,4

41,8

42,2

46,2

45,3

46,1

45

44,1

Niu-di-lân

35,1

35,8

36,8

37

38,4

35,2

33,7

33,1

31,2

30

Na Uy

57,7

55,8

55,2

55,9

56,7

58,8

58,7

59,7

56

56,7

Bồ Đào Nha

38,3

39,6

40,9

41,3

40

40,5

40,9

40,7

38,8

40,4

Xinh-ga-po

26,2

21,9

19,5

19,1

19,9

20,8

24,6

23,5

19,7

22,1

Slovakia

37,9

36,8

37,3

35,3

35,1

33,5

32,5

32,5

34

30,8

Slovenia

40,4

39,7

40,2

40,4

40,9

41,7

40,5

41,3

41,3

42

Tây Ban Nha

38,1

38,5

38

38,8

39,7

40,4

41,1

37

34,6

36,3

Thụy Điển

56,1

54,1

54,4

54,5

55,7

53

52,5

51,7

51,9

51,5

Thụy Sỹ

35,8

36,1

35,7

35,3

35,7

36,5

36,6

36

38,1

35,3

Anh

37,3

35,9

35,5

36

36,5

38

37,7

37,8

36,9

36,5

Mỹ

32,1

29,7

29,1

29,2

30,6

33,8

33,9

32,4

30,4

30,3

Ác-hen-ti-na

19,7

19,2

21,7

24,2

23,9

29,9

31,5

33,4

33,9

34,6

Bra-xin

33,5

34,7

33,7

33,2

34,1

35,9

35,7

36,6

36,1

36,3

Bungari

36,7

35,3

36,5

37,4

37,4

38,8

40,7

39,5

36,3

34,4

Chile

22,8

22,1

21,9

22,8

24,7

27,6

28,8

27,2

21,7

24

Trung Quốc

15

15,6

15,8

16,4

16,8

18,2

19,8

19,7

20

19,4

Colombia

24,6

24,4

25,1

25,1

25,7

27,2

27,2

26,6

26,7

24,8

Estonia

34,7

36

36,5

35,5

34,9

37,8

38,2

39,2

45,5

46,7

Hungari

43,7

42,5

42,3

42,6

42,2

42,6

44,8

45,5

45,7

44,5

Ấn Độ

16,9

17,7

18,1

18,8

19

20,2

21,8

20

19,8

19,6

In-đô-nê-xi-a

19,3

17,7

18,5

19,1

19,4

20,3

18,5

20,4

15,6

15,8

Kenya

18

18,1

19

19,6

19,5

22,2

23,1

23,3

23,7

23,9

Lát-via

32,8

32,8

33

33,9

35,5

36,1

36,2

35,4

36,2

37,6

Lít-va

31,5

31,4

30,9

31,6

32,9

33,4

34

34,3

34,4

34,1

Ma-lai-xi-a

25,9

25,2

25,5

24,5

22,7

25

25,3

25,6

27

25,9

Mê-hi-cô

18,1

18,7

20,1

19

20,4

21,4

21,4

22,9

22,2

21,9

Ni-gê-ri-a

35,1

24,7

23,4

25,2

25,3

33,9

28,4

32,8

19,9

25,8

Pakistan

13

14,7

15,9

13,5

13,1

14,7

15,3

14,9

14,7

14,5

Pê-ru

18,6

18,2

18,6

18,6

19,9

20,1

20,9

21

18,9

19,9

Phi-lip-pin

18,1

17,4

17,5

17,2

17,8

16,2

15,8

15,8

14,6

15

Ba Lan

38,5

39,2

38,4

37,2

39,3

40,2

40,3

39,5

37,3

39,3

Romania

29,8

29,5

28,7

29,9

31,3

32,3

32,3

32,2

31,8

32,3

Nga

36,9

36,9

36,3

36,6

40,9

39,5

39,9

38,6

34,3

34,6

A-rập Xê-út

41,3

35,9

40

46,9

51,8

56,6

50,1

66,2

42,2

44,7

Nam Phi

24,6

24,6

24,6

25,2

26,5

27,7

28,4

29,4

27,5

27,2

Thái Lan

19

18,9

21,6

21,8

22,5

22,3

21,5

21,4

20,8

20,9

Thổ Nhĩ Kỳ

/

28,7

30,9

31,2

32,3

32,8

31,7

31,5

31,7

32,2

Ucraina

33,5

35,99

37,9

37,1

41,8

43,2

41,8

44,3

42,2

42,8

Nguồn: IMF

Cơ cấu thu ngân sách từ thuế có sự khác biệt khá lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Động viên từ thuế thu nhập (bao gồm cả thu nhập cá nhân và thuế TNDN) và thuế tiêu dùng (bao gồm thuế GTGT/GST và thuế tiêu thụ đặc biệt) ở các nước phát triển cao hơn khá nhiều so với các nước đang phát triển.

Trong giai đoạn 2001-2010, cơ cấu thu ngân sách ở nhiều nước có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ động viên đối với thuế trực thu (TNDN, TNCN) và tăng tỷ lệ động viên đối với thuế gián thu (GTGT/GST, TTĐB).

Động viên ngân sách và xu hướng cải cách chính sách thuế trên thế giới - Ảnh 1

Động viên ngân sách và xu hướng cải cách chính sách thuế trên thế giới - Ảnh 2

Động viên ngân sách và xu hướng cải cách chính sách thuế trên thế giới - Ảnh 3

Từ thực tiễn kinh nghiệm các nước có thể thấy rằng chính sách thuế là một trong những công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ để quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh việc tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, hệ thống thuế còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến các quan hệ tiết kiệm - đầu tư cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hành vi của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.

Do đó, việc xây dựng và cải cách từng chính sách thuế cần đặt trong mối quan hệ tổng thể của cả hệ thống chính sách thuế cũng như đồng bộ với việc cải cách các thể chế liên quan khác, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Mức động viên quá cao có thể làm giảm động cơ tiêu dùng và không khuyến khích sản xuất. Ngược lại, mức động viên quá thấp có thể làm giảm vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, mức độ động viên ngân sách từ thuế, phí, lệ phí của một quốc gia còn phụ thuộc vào quy mô của khu vực công, phạm vi can thiệp của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, hệ thống chính sách thuế chỉ có thể phát huy hiệu quả tối ưu với điều kiện các chính sách thuế phải được tiến hành đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế thông qua cải cách các quy trình, thủ tục về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế, đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực thi chính sách thuế.