G20: Thúc đẩy cải cách IMF, thông qua mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng

Theo gafin.vn

(Tài chính) Cuộc họp của nhóm G20 kết thúc hôm qua 23/2 đã thông qua nhiều quyết định quan trọng, trong đó có mục tiêu tăng trưởng 2% trong vòng 5 năm.

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước G20 tại Syndney ngày 23/2. Nguồn: internet
Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước G20 tại Syndney ngày 23/2. Nguồn: internet
Thực hiện cải cách IMF càng sớm càng tốt

Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Sydney hôm qua 23/2, đại diện của hai mươi nền kinh tế lớn nhất thế giới bày tỏ sự đáng tiếc "sâu sắc" khi những cải cách được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra từ năm 2010 vẫn chưa được thực hiện. Thông cáo mới đưa ra cho biết: "Chúng tôi thúc giục Mỹ thực hiện điều đó trước khi cuộc họp tiếp theo của G20 sẽ diễn ra vào tháng 4/2014".

Cải cách được thống nhất năm 2010 có thể tăng gấp đôi vốn cho IMF và phân phối lại tỷ lệ đóng góp đối với các nước đang phát triển, trong khi tổ chức này đã và đang được chi phối chủ yếu bởi Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, những cải cách nêu trên từng bị Quốc hội Mỹ bác bỏ.

Xác định mục tiêu tăng trưởng

Các nước G20 đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP thêm 2% trong vòng 5 năm tới. Để tăng trưởng với tốc độ 2% trong xu hướng hiện nay, các nước đã cam kết "phát triển những chính sách tham vọng nhưng thực tế", G20 cho biết.

Mục tiêu tăng trưởng trên của 20 nền kinh tế chiếm 85% GDP toàn cầu ước tính tương đương 2000 tỷ USD được tạo ra trong vòng 5 năm.

Thúc đẩy cuộc chiến chống trốn thuế

Hợp tác giữa các quốc gia lớn và cuộc chiến chống trốn của các công ty đa quốc gia cũng nằm trong chương trình nghị sự của ngày họp cuối cùng 23/2. G20 cần vượt qua một bước tiến mới trong việc phê duyệt thỏa thuận về tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thuế tự động, một hệ thống được thúc đẩy bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với hơn 42 quốc gia cam kết thực hiện.

Tổng thư ký OECD, Angel Gurria cho biết tiêu chuẩn này "đang thay đổi cuộc chơi". Tiêu chuẩn mới này yêu cầu các cơ quan thuế của các nước áp dụng phải cung cấp tất cả các thông tin theo yêu cầu về tài sản tài chính của công dân cư trú lẫn phi cư trú.

Ngoài ra, các nền kinh tế cũng được chú ý trong một vấn đề khác, đó là tác dụng phụ của chính sách cắt giảm nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey cho biết, cuộc thảo luận đã diễn ra "tuyệt vời" và "chi tiết".

Một số nền kinh tế mới nổi (như Ấn Độ, Argentina , Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi ...) đã chịu sự suy giảm quỹ dự trữ ngoại hối trong những tháng gần đây do dòng vốn đảo chiều, rút về thị trường Mỹ.