Giấc mơ thoát bẫy nợ công của châu Âu

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn đang tranh luận về cách tốt nhất để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong khi các nhà lãnh đạo Pháp và Italy cho rằng nên nới lỏng các hiệp ước tài chính cứng nhắc hiện tại thì lãnh đạo các nước Bắc Âu thuộc khu vực Eurozone nhấn mạnh việc tiếp tục thúc đẩy cải cách cơ cấu một cách nghiêm túc hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trường hợp lý tưởng nhất, cả hai bên sẽ tự hành động theo cách riêng của mình, nhưng rất khó có một kịch bản nào mà không liên quan đến việc tái cấu trúc nợ hoặc gia hạn các khoản nợ. Sự bất lực của các chính trị gia châu Âu khi không lường trước kịch bản này đang đặt một gánh nặng rất lớn lên vai Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Thế khó của châu Âu

Mặc dù có rất nhiều lời giải thích cho sự phục hồi chậm chạp của khu vực đồng euro, nhưng rõ ràng là cả nợ công và nợ tư nhân đều phình to trong năm 2014. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Italia (Istat), hiện nợ công của Italia đã tăng lên đến 2,07 nghìn tỷ euro (tương đương 2,84 nghìn tỷ USD), bằng 132,6% GDP năm 2013, so với 127% của năm 2012.

Tương tự, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp dự kiến tăng lên mức 200% GDP trong năm 2014 so với 115,2% năm 2007. Trong khi đó, Bồ Đào Nha dự kiến có tỷ lệ nợ công đạt 134,6% GDP năm 2014 so với mức 75% năm 2007. Còn nợ công của nước láng giềng - Tây Ban Nha dự báo chạm ngưỡng 105% trong năm 2014 so với 42% của năm 2008...

Tổng nợ của các hộ gia đình và tổ chức tài chính ngày nay cao hơn, một phần là do tỷ suất thu nhập quốc dân cao hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính. Và nợ của chính phủ, tất nhiên cũng đã tăng mạnh do kế hoạch giải cứu ngân hàng và kinh tế suy thoái dẫn đến thất thu thuế.

Ngoài ra, châu Âu cũng đang vật lộn với một dân số già. Các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc đối với các sản phẩm dệt may và công nghiệp nhẹ. Sự bùng nổ tín dụng trước khủng hoảng đã để lộ ra nhiều vấn đề mang tính cơ cấu. Hạn chế tín dụng sau khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm suy thoái.

Đúng là sự tăng trưởng của Đức, về mặt nào đó phải đánh đổi bằng một cuộc cải tổ kinh tế đau đớn cách đây một thập kỷ, đặc biệt là quy tắc về thị trường lao động. Ngày nay, Đức dường như đáp ứng được nhu cầu về việc làm và đang trên đà tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo Đức tin rằng, nếu Pháp và Italy thông qua cải cách tương tự, thì nền kinh tế của họ cũng sẽ có sự tăng trưởng trong dài hạn.

Tuy nhiên, Bồ Đào Nha, Ireland và đặc biệt là Tây Ban Nha đã chưa cho thấy những bước tiến quan trọng trong việc cải cách kể từ sau cuộc khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn hai con số trong bối cảnh tăng trưởng hấp hối và theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, tất cả các nước này vẫn còn gặp nhiều vấn đề với các khoản nợ lớn.

Bẫy nợ quốc gia trong một vòng tròn luẩn quẩn. Nợ công và tư nhân cao đã hạn chế sự lựa chọn chính sách của chính phủ, khiến tăng trưởng chậm hơn và do đó cũng khiến một quốc gia khó thoát khỏi bẫy nợ nần.

Ngoài ra, châu Âu cũng lạc hậu hơn so với nhiều nước châu Á trong nỗ lực mở rộng băng thông rộng. Ngoài các nước Bắc Âu, mạng lưới điện của các nước vùng Balkan cũng bị phân chia, do đó cần rất nhiều nỗ lực để hợp nhất.

Nợ tăng cao gây khó cho phát triển

Nợ tăng cao nhằm mục đích hỗ trợ cho tăng trưởng dài hạn, đặc biệt là trong hoàn cảnh lãi suất thấp như hiện nay. Tương tự, nâng nợ cũng nhằm hỗ trợ cải thiện chi tiêu cho giáo dục, ví dụ cải thiện tình trạng nguồn vốn đang thiếu của các trường đại học ở châu Âu.

Tuy nhiên, ngoài việc đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, trường hợp kích thích kinh tế cũng gây nhiều tranh cãi. Brad DeLong và Larry Summers đã lập luận rằng trong một nền kinh tế bị kìm nén, những khoản vay ngắn hạn tăng chỉ nhằm chi trả cho chi tiêu của bản thân, thậm chí không trực tiếp thúc đẩy tiềm năng dài hạn.

Ngược lại, Alberto Alesina và Silvia Ardagna lập luận rằng, trong một nền kinh tế với một chính phủ lớn và không hiệu quả, các biện pháp ổn định nợ thường theo hướng giảm quy mô của chính phủ.

Cả hai quan điểm này có phần cực đoan. Nói chung, không phải thắt lưng buộc bụng hay kích thích kinh tế là có thể giúp đất nước thoát khỏi bẫy nợ cao. Trong suốt lịch sử, các biện pháp khác bao gồm: gia hạn nợ, lạm phát và các hình thức khác nhau như thuế tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng.

Thật khó để các nước châu Âu tránh sử dụng hết các công cụ nợ một cách vô thời hạn, đặc biệt là để phục hồi nền kinh tế của mình. Lời bảo đảm sẽ không “từ thủ đoạn nào” để giúp kích thích tài chính trong ngắn hạn của ECB cũng chỉ giúp giải quyết vấn đề phát triển bền vững trong dài hạn.

Thực tế là, ECB sẽ sớm phải đối mặt với cải cách cơ cấu nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện cho các vấn đề nợ của châu Âu. Trong tháng mười và tháng mười một, ECB sẽ công bố kết quả của cuộc kiểm tra ngân hàng. Bởi vì nhiều ngân hàng giữ một khối lượng lớn trái phiếu chính phủ khu vực đồng euro, kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ECB sẽ đánh giá các nguy cơ như thế nào.

Nếu ECB đánh giá thấp những rủi ro, thì uy tín của tổ chức này sẽ bị tổn thất nghiêm trọng. Nếu ECB thẳng thắn hơn về những rủi ro, thì một số nước xung quanh có thể sẽ khó khăn trong việc bị lỗ hổng tài chính và có thể sẽ phải yêu cầu sự giúp đỡ từ các nước Bắc Âu. Người ta hy vọng rằng ECB sẽ thẳng thắn. Đã đến lúc phải có cuộc trò chuyện thẳng thắng đối với việc cắt giảm nợ của khu vực đồng euro.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra tại các nước EU là bài học kinh nghiệm quý báu đối với các quốc gia về tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô. Do vậy, chính phủ các quốc gia cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu các khoản vay có độ rủi ro cao.

Ngoài ra, cần tăng tiết kiệm trong nước và hạn chế vay nợ nước ngoài quá nhiều để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cao, đặc biệt là chi cho tiêu dùng và hệ thống an sinh xã hội quá lớn không phù hợp với tiềm lực tăng trưởng của nền kinh tế.