Khi Fed tăng lãi suất

Theo vietstock.vn

(Tài chính) Các nhà đầu tư trên thế giới khá thất vọng trong tháng sáu khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố dự kiến chính sách tiền tệ với việc duy trì lãi suất thấp và làm giảm giá đồng USD. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Chính sách thắt chặt tiền tệ là một trong những nguyên nhân kìm hãm
đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Nguồn: internet
Chính sách thắt chặt tiền tệ là một trong những nguyên nhân kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Nguồn: internet

Có thể nhìn thấy rõ điều này dựa trên sự thể hiện hiệu suất các đồng tiền cũng như lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

Hiệu ứng thị trường

Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết sẽ tiếp tục giảm dần chương trình mua tài sản 10 tỷ USD, giảm dự báo tỷ lệ thất nghiệp và nâng dự báo lạm phát của họ. Tuy nhiên, những thay đổi trên là rất nhỏ đặc biệt là khi đem chúng so sánh với việc hạ thấp triển vọng GDP năm 2014 của Fed.

Thị trường ngay lập tức đã thể hiện thái độ của mình: Không chỉ có đồng USD bị bán ra trên diện rộng mà lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ cũng giảm xuống dưới 2,6%. Bà Chủ tịch Fed Janet Yellen thừa nhận những cải tiến trong nền kinh tế và chỉ ra rằng các nhà thực thi chính sách của ngân hàng trung ương đang thảo luận về các công cụ để bình thường hóa chính sách tiền tệ. Đồng thời, bà cũng cho biết thêm rằng sẽ có một khoảng thời gian đáng kể sau thời điểm chấm dứt nới lỏng tiền tệ để thiết lập lần tăng lãi suất đầu tiên. Khi được hỏi về định nghĩa cho từ “thời gian đáng kể”, bà từ chối cung cấp bất kỳ một chi tiết nào và bà chỉ nói rằng không có một khuôn khổ nào, quy định nào có nghĩa là “thời gian đáng kể”. Nói cách khác, không giống như phần lớn các ngân hàng trung ương (Nhật Bản, EU) gần đây đã bày tỏ mong muốn mở rộng cung tiền ra nền kinh tế, Fed vẫn cảm thấy thoải mái với chu trình “taper” (giảm dần cho đến hết QE3) và không có mong muốn thay đổi kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, hầu như các nhà phân tích ngoại hối đều không mong đợi một đà bán tháo đáng kể đồng USD. Đồng bạc xanh có thể bị mở rộng tổn thất của nó so với đồng tiền của các ngân hàng trung ương đang tìm cách để thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên với những dữ liệu và chính sách tiền tệ chưa thực có các quyết định rõ ràng trong tháng sáu, sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và có thể lấy lại giá trị của đồng USD so với các đồng tiền khác đã được Fed đưa ra trong khả năng ban hành chính sách tăng lãi suất vừa công bố mới đây. Chủ tịch Fed trong báo cáo trình bày trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ ngày 15/7 đã khẳng định có thể sẽ tăng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến nếu thị trường lao động nước này duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Cân nhắc điều chỉnh

Chủ tịch Fed khẳng định có thể sẽ tăng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến nếu thị trường lao động nước này duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Theo báo cáo định kỳ nửa năm một lần này, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Fed – đang theo dõi chặt chẽ các chuyển động của nền kinh tế Mỹ để cân nhắc điều chỉnh chính sách lãi suất cơ bản. Chủ tịch Yellen cho biết Fed sẽ đưa ra quyết định khi nhận thấy thị trường việc làm tiếp tục cải thiện nhanh hơn dự báo, giúp Mỹ đạt được mục tiêu kép – vừa tạo nhiều việc làm vừa kiềm chế lạm phát ở mức ổn định 2%.

Mặc dù để ngỏ khả năng tăng lãi suất cơ bản hiện đang ở mức gần bằng 0%, Chủ tịch Fed đồng thời nêu bật những thách thức hiện tại mà kinh tế Mỹ đang đối mặt như tăng trưởng chậm chạp, thị trường nhà đất không có những tiến triển thực sự rõ nét trong khi các điều kiện về tín dụng bị thắt chặt... Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ là một trong những nguyên nhân kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ đồng thời cho biết trong tháng Mười tới, thể chế này có kế hoạch ngừng bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các chương trình thu mua tài sản.

Nếu thực sự Fed tăng lãi suất, rút chương trình thu mua tài sản và giảm dần nguồn cung USD, chính sách này thay cho Fed bày tỏ lo ngại về một nguy cơ lạm phát trong tương lai và sẽ là cách thức để Fed đối phó với nguy cơ bong bóng tài sản trong tương lai. Tuy nhiên "hệ luỵ" lớn nhất từ chính này này của Fed nếu chính thức được ban hành sẽ là vốn sẽ rời khỏi các thị trường mới nổi để quay về đầu tư ở thị trường Mỹ khi lợi suất lên cao.

Việt Nam sẽ một phần bị sức ép về vấn đề tỷ giá, tuy nhiên không quá lớn trong trường hợp VN nằm ngoài từ trường ảnh hưởng của làn sóng rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi.