Không chỉ Mỹ xoay trục sang châu Á

Theo Trí thức trẻ/Economist

Năm 1999 và 2005, hai cựu Chủ tịch nước của Trung Quốc là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Anh Quốc, nhưng cả hai lần đó thảm đỏ nước Anh dường như ít rực rỡ hơn so với chuyến công du lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong lịch trình 4 ngày, điểm đến của ông Tập trải dài từ London đến Manchester, từ các trường đại học cho đến câu lạc bộ bóng đá. Đặc biệt, vị chủ tịch được đón tiếp tại Lưỡng viện Quốc hội – một đặc ân vốn chỉ dành cho một số lãnh đạo phương Tây.

Hiếm có một chuyến thăm cấp nhà nước nào mà lịch trình trải khắp khu vực, nhưng cũng hiếm có lần nào chính phủ Anh lại đặt cược lớn vào một mối quan hệ như vậy. Trong khi nhiều nước phương Tây, bao gồm Mỹ vẫn ưa thích giữ mối quan hệ bền chặt với các nước cộng hòa, sẵn sàng giao thương với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng không sâu, thì Anh tích cực theo đuổi Trung Quốc, ca ngợi sự khởi đầu cho một mối quan hệ “kỷ nguyên vàng”.

Trong suốt chuyến thăm, cả hai nước công bố một loạt các hợp đồng mà mục đích là để đưa Anh trở thành phát ngôn viên chính của Trung Quốc với phương Tây. Robin Niblett – chủ tịch Chatham House cho rằng, “Đây là một động thái chiến lược trong dài hạn. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, Anh chắc chắn sẽ được lợi, nhưng rõ ràng, lợi ích phải làm sao để bù lại sự hoài nghi và phản đối. Hơn nữa, chính sách xoay trục sang châu Á của Anh có thể chọc tức các nước đồng minh. Ngay cả George Osborne – người đề xuất chính sách xoay trục cũng nói rằng, “đó là một rủi ro”.

Vậy điều gì làm cho hai cựu địch thủ, hai quốc gia thuộc hai bờ chiến tuyến trong chiến tranh lạnh mong muốn hợp tác thực hiện “kỷ nguyên vàng” đến như vậy. Trung Quốc không quá hào hứng với nước Anh trong vai trò là một thị trường nước ngoài vì nước Anh có dân số khá ít. Tuy nhiên, Anh là một “bệ phóng lý tưởng để Trung Quốc đi ra toàn cầu”. Xâm nhập vào the City (trung tâm tài chính – kinh doanh của Anh, nằm ở khu phố cổ nhất London) và thị trường tài chính là nhiệm vụ quan trọng đối với Trung Quốc, đặc biệt là tìm kiếm cơ hội quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy thanh khoản ở Trung Quốc và mong mỏi đồng nhân dân tệ một ngày sẽ trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế đối trọng với đồng USD, “đồng nhân dân tệ sẽ có mức tín nhiệm cao hơn khi được trao đổi tại the City.” Ông Gary Campkin - giám đốc The City UK thuộc nhóm lợi ích ủng hộ cho biết. Đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc đánh giá cao quyết định của Anh khi trở thành quốc gia lớn phương Tây đầu tiên tham gia vào AIIB hồi tháng 3.

Đứng trên quan điểm của Anh, câu chuyện bớt phức tạp hơn. Anh cần tiền để đầu tư trong nước, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng, mà Trung Quốc rất muốn giúp đỡ. Cho đến nay, đầu tư Trung Quốc tại Anh vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng có thể thay đổi đáng kể. Ngày 21/10, công ty điện quốc gia Trung Quốc đầu tư 6 tỷ bảng (9,3 tỷ USD) vào dự án hạt nhân tại Hinkley Point. Một số dự án cũng đang trong diện hứa hẹn ký kết, như dự án “Nhà máy năng lượng phía Bắc” – lý do cho chuyeensd thăm Manchester của ông Tập. Trong nỗ lực xa hơn nhằm thúc đẩy chi tiêu Trung Quốc, chính phủ đã tuyên bố sẽ cắt giảm chi phí visas thị thực 2 năm cho khách du lịch Trung Quốc – những người đặc biệt giỏi tiêu tiền ở Anh.

Về xuất khẩu Trung Quốc, từ lâu, Anh thua xa các đối thủ Liên minh châu Âu như Đức, Pháp, ngay cả khi Anh tăng cường giao thương với Trung Quốc hơn thị trường mới nổi khác. Nhưng Stephen Phillips thuộc Hội đồng kinh doanh Trung – Anh nhận định, Trung Quốc đang cố gắng tái cân bằng nền kinh tế từ sản xuất giá rẻ hướng tới mô hình dịch vụ phức tạp hơn. Anh vốn có lợi thế so sánh về giáo dục, kỹ thuật cao cấp và nghiên cứu khoa học. Vừa qua, một trong số những điểm dừng của ông Tập là trường đại học Imperial College London. Theo đó, một loạt dự án hợp tác giáo dục và nghiên cứu với Trung Quốc được tuyên bố.

Tuy nhiên, có nhiều thỏa thuận bị phàn nàn là hậu quả của chủ trương hâm nóng quá nhiệt. Một Nghĩ sĩ Đảng Lao động nhận xét rằng nước Anh hành xử như một kẻ xu nịnh. Đáng ngại hơn là một loạt chỉ trích đến từ Washington lo ngại Anh sẽ tách khỏi Mỹ và phá hoại quyết tâm Phương Tây đứng lên giải quyết các vấn đề lớn như Biển Đông và nhân quyền.

Thậm chí cả trong lĩnh vực kinh tế, chuyến thăm của ông Tập cũng thu hút khá nhiều tranh cãi. Hôm 21/10, tin về vụ hãng thép Ấn Độ sa thải hàng nghìn nhân viên tại Anh tràn ngập các trang báo London và họ cũng không quên đổ lỗi cho cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Như vậy, không phải ai cũng hài lòng tuyệt đối về vai trò mới của Trung Quốc trong ngành công nghiệp năng lượng Anh. Như ông Osborne – Bộ trưởng Tài chính đã từng nói đó là chính sách xoay trục rủi ro.