Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới

Theo kinhtevadubao.com.vn

(Tài chính) Lần đầu tiên, châu Á - Thái Bình Dương vượt qua châu Âu để trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường bất động sản đã kích hoạt một làn sóng xây dựng mới với 300.000 tòa nhà siêu cao, tăng gấp 3 lần trong vòng chưa đầy một thập kỷ.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, châu Á - Thái Bình Dương vượt qua châu Âu để trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới. Nguồn: internet

Theo Báo cáo nghiên cứu của công ty bảo hiểm Allianz, một nửa các tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng trong 4 năm qua và 90% trong số đó được xây dựng ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông.

Thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, tăng 32% trong thập kỷ qua và đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia dẫn đầu nền công nghiệp bất động sản châu Á.

Theo ước tính, có đến gần 1/3 các tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở Trung Quốc. Do đó, sự bùng nổ ngành công nghiệp bất động sản của Trung Quốc được cho là nguyên nhân chính giúp châu Á - Thái Bình Dương đứng đầu thế giới.

Theo số liệu từ công ty bất động sản DTZ, mỗi năm, thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng 9%. Tăng trưởng nhanh chóng này đã đẩy giá trị toàn cầu của các cổ phiếu bất động sản lên mức kỷ lục là 12.900 tỷ đô la. Thêm vào đó, tổng trị giá bất động sản ở châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 4.600 tỷ USD (đứng đầu thị trường), trong khi châu Âu chỉ tăng thêm 2% đạt mức 4.400 tỷ USD.

Theo Allianz, sự chuyển dịch xây dựng về phía Đông được thúc đẩy bởi nhu cầu về bất động sản hàng đầu, bởi dân số ngày càng tăng và chi phí lao động thấp. Các chuyển dịch mới này đã làm tòa tháp xây dựng thay đổi. Cụ thể: trong 100 tòa nhà cao nhất thế giới thì có đến một nửa tòa nhà nằm ở châu Á - Thái Bình Dương, cao gấp 3 lần số tòa nhà ở Bắc Mỹ.

Theo Ahmat Batmaz, nhà tư vấn rủi ro kỹ thuật của Allianz cho biết, các tòa nhà cao tầng là một biểu tượng uy tín cho thấy sức mạnh và sự giàu có của khu vực và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, nợ về bất động sản ở Trung Quốc đang dấy lên những lo ngại, đặc biệt khi giá bất động sản bắt đầu lung lay. 

Ngài Hans Verensen, người đứng đầu trong những nghiên cứu toàn cầu của DTZ cho biết: “Có một lỗ hổng lớn trên thị trường và nó sẽ kích hoạt sự gia tăng những bất động sản trống. Tuy nhiên, vấn đề ở Trung Quốc sẽ không nghiêm trọng như ở châu Âu do tỷ lệ đòn bẩy khác nhau”.

Ông cũng cho biết thêm, việc huy động thêm vốn chủ hữu thay cho những khoản nợ dài hạn có thể mở cửa thị trường Trung Quốc. Đây là một cơ hội to lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế muốn mua cổ phiếu giá rẻ khi mà các nhà đầu tư Trung Quốc buộc phải bán đi một phần tài sản của họ để lấy vốn cho các hoạt động tiếp theo.

Sau khủng hoảng, hoạt động đầu tư toàn cầu đạt mức 528 tỷ USD, trong đó, xu hướng đầu tư xuyên biên giới chiếm gần ¼ khối lượng tất cả các giao dịch - mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Đây chính là dấu hiệu của thị trường bất động sản toàn cầu đang lấy lại đà phát triển như thời kỳ trước khủng hoảng./.

Dịch từ: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/c4979ac8-f17d-11e3-a2da-00144feabdc0.html#axzz34NziDdRt