Khủng hoảng tài chính đã biến ngân hàng thành những ông vua hàng hóa như thế nào?

Theo gafin.vn

(Tài chính) Khủng hoảng tài chính từng giúp ngân hàng phố Wall quay trở lại là những ông vua của thị trường hàng hóa toàn cầu, nhưng những vị vua sắp phải nhường ngôi.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thao túng thị trường

Vai trò trên thị trường hàng hóa toàn cầu của các ngân hàng lớn nhất của phố Wall đang bị đe dọa. Nhưng nhiều người không nhận ra rằng, một vai trò lớn hơn lại chính là hệ quả của sự hỗn loạn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nếu không có khủng hoảng tài chính, các công ty được Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) bảo lãnh và do ngân hàng nắm cổ phần (FHCs) sẽ không có cơ hội để mở rộng danh mục đầu tư vào dầu, khí đốt, kim loại và nhiều hơn nữa. Họ sẽ không thể thuê những nhà vận chuyển và kho chứa hàng hóa.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng phố Wall bước ra là những ông vua trong thị trường hàng hóa toàn cầu.
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng phố Wall bước ra là những ông vua trong thị trường hàng hóa toàn cầu. Nguồn: internet

Còn giờ đây, các ngân hàng chỉ có thể "mơ giữa ban ngày" ở thực tại nơi mà họ không tạo được những danh mục khổng lồ, thay vào đó danh mục hàng hóa sẽ được kiểm soát kỹ lưỡng.

Câu chuyện được đăng trên tờ New York Times ngày 20/7, đã cáo buộc Goldman Sachs thao túng nguồn cung nhôm trên thị trường và đẩy giá kim loại này lên cao. Bất chấp phủ nhận dứt khoát của Goldman Sachs, ngân hàng này vẫn phải tiêu tốn hàng tỷ USD.

Sau đó, JP Morgan đã phải đồng ý trả khoản tiền phạt 410 triệu USD vì đã sử dụng chiến lược giao dịch để thao túng thị trường năng lượng, dù ngân hàng này không xác nhận và cũng không phủ nhận những cáo buộc về hành vi thao túng.

Không dừng lại ở đó. Vào tháng 9 tới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết định về việc có cho phép các ngân hàng trên phố Wall, đặc biệt là JP Morgan, Goldman Sachs và Morgan Stanley, nắm giữ các hàng hóa vật chất đã mua trong vòng 5 năm, sau khủng hoảng tài chính hay không.

Điều này có thể là cơ hội để Fed sửa chữa sai lầm đã phạm phải đó là cho phép việc kinh doanh hàng hóa tại các ngân hàng trên phố Wall.

Mềm hóa các quy tắc giúp bôi trơn bánh xe hàng hóa

Năm 1956, Mỹ đã ban hành của Luật tập đoàn ngân hàng (BHCA), nhằm tách biệt hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và hoạt động bảo hiểm. Hiểu một cách đơn giản theo các bộ luật này, một tổ chức tài chính chỉ được hoạt động riêng biệt ở một trong ba lĩnh vực gồm: chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm.

Ý tưởng thương mại và ngân hàng nên tách biệt và quan trọng hơn, các ngân hàng sẽ không có cơ hội làm một điều mà người Mỹ thực sự ghét, đó là độc quyền.

Một số định chế được coi là "công ty cổ phần tài chính" (FHCs) để có thể thực hiện những nghiệp vụ phức tạp như bảo lãnh bảo hiểm, trái phiếu hay thỏa thuận mua bán chứng khoán.

Tuy nhiên, FHCs vẫn tuân theo các quy định của BHCA và do đó không có quyền kinh doanh kho bãi, vận chuyển, mà chỉ là một vài trong số các doanh nghiệp phi tài chính mà các ngân hàng trên phố Wall có liên quan đến.

Năm1999, BHCA được nới lỏng bằng một điều khoản trong đạo luật Gramm-Leach -Bliley, theo đó luật Glass-Steagall được bãi bỏ. Với đạo luật mới này, FHCs được quyền kiến ​​nghị Fed cấp phép đặc biệt để mua các giao dịch phi tài chính "bổ sung" nếu không gây ra rủi ro nào nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính.

Bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall, các ngân hàng thoải mái kinh doanh hàng hóa.
Bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall, các ngân hàng thoải mái kinh doanh hàng hóa. Nguồn: internet

Trong khoảng thời gian 2010-2012, các ngân hàng hầu như chỉ vận dụng nguyên tắc này để tận dụng lợi thế bùng nổ của hàng hóa và tài sản vật chất. Năm 2003, Citigroup trở thành ngân hàng đầu tiên,yêu cầu cấp phép bán dầu, khí đốt và các hàng hóa khác trên thị trường giao ngay.

2 năm sau, đến lượt JP Morgan và Tập đoàn tăng lượng JP Morgan Ventures, một đơn vị mới được thành lập cũng trong năm 2005.

Morgan Stanley cũng đã trở thành một "ông lớn" trong ngành dầu khí và năng lượng. Năm 2012, Reuters ước tính giao dịch hàng hóa của ngân hàng Morgan Stanley đạt 17 tỷ USD sau hơn 10 năm.

Goldman Sachs quyết không bị bỏ lại phía sau. Ngân hàng này đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc kinh doanh chứng khoán phái sinh từ hàng hóa. Năm 1981, Goldman Sachs đã mua công ty giao dịch hàng hóa J. Aron.

Sau đó, việc Goldman Sachs chuyển sang các tài sản vật chất được đánh dấu bằng sự kiện mua lại Cogentrix Energy trong năm 2003(trong đó, Goldman Sachs sở hữu cả các nhà máy điện chạy bằng than đá và năng lượng mặt trời và một đường ống dẫn dầu).

Cơ hội đến trong khủng hoảng

Trong cơn hỗn loạn của hệ thống ngân hàng toàn cầu, Goldman và Morgan Stanley trở thành các FHC.

Nhờ khủng hoảng, JP Morgan đã mua lại được Bear Stearns với mức giá “rẻ như bèo” là 2 USD/cổ phiếu. Khi JP Morgan đạt được thỏa thuận với JP Morgan, ngân hàng này cũng mua lại đơn vị kinh doanh hàng hóa của Bear Stearns là Arroyo Energy Investors.

JP Morgan, tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường hàng hóa toàn cầu ngay trong khủng hoảng.
JP Morgan, tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường hàng hóa toàn cầu ngay trong khủng hoảng. Nguồn: internet

Khi hệ thống ngân hàng châu Âu có nguy cơ sụp đổ, Ngân hàng Hoàng gia Scotland được yêu cầu bán công ty kinh doanh hàng hóa của mình - RBS Sempra. Ngay lập tức, JP Morgan "chộp" luôn.

Sau đó, JP Morgan tiếp tục mua dầu mỏ, kim loại, than, khí đốt trên toàn cầu, đồng thời mua lại kho Henry Bath để chứa hàng. Tổng cộng tất cả các tài sản này lên tới 17 tỷ USD, tương đương giá trị giao dịch của Morgan Stanley tính đến năm 2012.

Với những giao dịch khổng lồ, JP Morgan chính thức bước vào một "giải đấu" lớn của các ngân hàng kinh doanh hàng hóa.

Khi hoạt động phát triển quá nóng, các cơ quan quản lý đã phải vào cuộc, tiêu biểu là vụ việc cáo buộc JP Morgan thao túng thị trường năng lượng.

Trong khi JP Morgan đã phát triển một cách mạnh mẽ chưa từng có, thì Goldman vẫn tiếp tục mua lại công ty kinh doanh hàng hóa vật chất. Morgan Stanley cũng vừa mua lại 1 công ty đầu tư tài chính mới.

Goldman có được Metro, một trong những kho chứa hàng lớn nhất trong mạng lưới của sàn giao dịch kim loại London (LME), trong năm 2010.

Morgan Stanley nhờ giữ lại TransMontaigne Partners, nên chỉ ngồi yên cũng kiếm được hơn 152 triệu USD trong năm 2011.

"Buông tay" khỏi đống tài sản khổng lồ

Với thời gian ân hạn 5 năm theo BHCA sắp kết thúc, các ngân hàng biết rằng Fed đang cân nhắc lựa chọn chính sách, liệu có tiếp tục cho phép các ngân hàng thoải mái kinh doanh hàng hóa nữa hay không.

Saule Omarova, giáo sư, đồng thời là luật sư và chuyên gia tại ngân hàng UNC cho biết: "Fed đang ở thế khó" và "Không ai muốn thừa nhận rằng mình đã sai lầm."

Giáo sư Omarova cho rằng không một ai bên ngoài giới ngân hàng và Fed biết rõ về lượng hàng hóa mà các ngân hàng đang thực sự nắm giữ.

Nhưng như chính Omarova đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng, các ngân hàng có thể tiếp tục "hoạt động liên quan đến kinh doanh, bán, hoặc đầu tư vào hàng hóa cơ bản và hàng hóa vật chất", miễn là họ đáp ứng các điều kiện nhất định.

Thay vì một hàng rào, hai nhà nghiên cứu Marco Jacopo Lombardi và Francesco Ravazzolo đã xác định mối tương quan giữa biến động trong danh mục hàng hóa và lợi nhuận cổ phiếu ngày càng tăng lên, kể từ sau khủng hoảng tài chính.

Trong khi đó, các chính trị gia đang lo sợ, các ngân hàng trên phố Wall sở hữu một lượng hàng hóa quá lớn, có thể gây nhiều rủi ro nếu gặp một tai nạn nhỏ.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng đưa ra một bản nghiên cứu chi tiết về những rủi ro liên quan các hàng hóa mà ngân hàng trên phố Wall đang nắm giữ.