Kinh tế thế giới biến đổi như thế nào trong 25 năm qua?

Theo vnexpress.net

(Tài chính) Từ năm 1989, thế giới đã chứng kiến 3 cuộc suy thoái, bong bóng dotcom, hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh và sự lan tràn của chủ nghĩa khủng bố. Thế cân bằng kinh tế giữa các quốc gia cũng thay đổi rất mạnh.

1. GDP toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với cỗ máy Trung Quốc

Sau 25 năm, ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn thuộc về Mỹ. Giai đoạn 1989-2012, GDP nước này tăng gấp 3 lên hơn 16.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hai chữ số suốt 3 thập kỷ qua của Trung Quốc đã giúp nước này dần vượt qua Anh, Đức, Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn nhì thế giới năm 2010. Dù vậy, gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu cải tổ, chấp nhận tăng trưởng chậm lại để hướng nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa. 
                          http://l.f25.img.vnecdn.net/2014/07/15/CNBC-25-Econ-Graphic-1_660x0.jpg 

2. Ảnh hưởng của Trung Quốc lên thương mại toàn cầu ngày một tăng

Đóng góp của Trung Quốc lên xuất khẩu nhập khẩu thế giới đã tăng gấp 10 từ năm 1989. Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, chuyên xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, nhờ nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công thấp. Nhập khẩu của nước này cũng tăng mạnh do dân số nhiều lên và để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh ba thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu thứ nhì thế giới và tiêu thụ vàng số một toàn cầu.
                          http://l.f25.img.vnecdn.net/2014/07/15/CNBC-25-Econ-Graphic-2_660x0.jpg  3. Số tỷ phú trên thế giới ngày càng tăng

Trừ năm 2009 khi số tỷ phú và tổng tài sản giảm mạnh do khủng hoảng tài chính, nhìn chung, hai số liệu này vẫn tăng dần đều. Năm nay, kinh tế toàn cầu chưa có nhiều khởi sắc, song câu lạc bộ tỷ phú thế giới vẫn đón thêm 268 thành viên, nâng tổng số lên 1.645 người. Tổng tài sản là 6.400 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm ngoái.      
                        http://l.f28.img.vnecdn.net/2014/07/15/CNBC-25-Econ-Graphic-4_1405394733_660x0.jpg     
4. Giá nhà Hong Kong và Singapore tăng mạnh nhất thế giới

Qua 25 năm, giá nhà tại hai khu vực này đã tăng gần gấp 3. Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) luôn nằm trong top các khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới, bất chấp nỗ lực hạ nhiệt của giới chức nhiều năm qua.

Trong khi đó, số liệu này tại Nhật Bản giảm mạnh sau gần hai thập kỷ giảm phát. Giá nhà tại Mỹ cũng đi xuống, một phần vì khủng hoảng tài chính 2009 bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản.
5. Mỹ tiếp tục là nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Suốt 25 năm qua, vị trí dẫn đầu của Mỹ về số tỷ phú không thay đổi. Tuy nhiên, các thứ hạng còn lại có sự chuyển biến rõ rệt.

Năm 1989, Mỹ đóng góp 28% tỷ phú thế giới. Theo sau là Nhật Bản, Đức, Canada, Anh. Năm 2014, tỷ lệ của Mỹ còn tăng lên với 30%, nhưng sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Nga đã khiến hai nước này vượt lên chiếm các vị trí tiếp theo.

Số liệu đầu năm nay của Forbes cho biết Mỹ hiện có 492 tỷ phú, nhờ chứng khoán và công nghệ bùng nổ năm ngoái. Trung Quốc có 152 và Nga có 111 người.     
                           http://l.f25.img.vnecdn.net/2014/07/15/CNBC-25-Econ-Graphic-5_1405394809_660x0.jpg