Lãi suất tiêu cực có cứu được đồng euro?

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Ngày 5/6, NHTW châu Âu (ECB) đã thông báo hạ lãi suất tiền gửi từ 0 xuống -0,1%, khiến ECB trở thành NHTW lớn đầu tiên trên thế giới áp dụng chính sách lãi suất âm nhằm đối phó với lạm phát thấp. Tuy nhiên, liệu động thái chưa từng có trong lịch sử này có cứu được đồng euro?

Hội đồng thống đốc ECB trong một cuộc họp tại Bratislava. Nguồn: internet
Hội đồng thống đốc ECB trong một cuộc họp tại Bratislava. Nguồn: internet

Châu Âu - mảnh đất không hiền hòa

Châu Âu đã không bắt đầu một cuộc chiến đất đai tại châu Á. Và châu Âu cũng không chống lại các bố già mafia ở Sicilia khi cái chết kề cổ. Nhưng châu Âu vẫn trở thành nạn nhân của một trong những sai lầm ngớ ngẩn cổ điển nhất: đó là các nước này đã gia nhập một liên minh tiền tệ với Đức. Và bây giờ, khi ECB cắt giảm lãi suất ở mức tiêu cực, châu Âu đã phải trả giá bằng chính trị.

Kể từ khi đồng tiền giống như một chiếc xe cút kít, bạn sẽ không bao giờ có nó nếu không đẩy, thì trên hết Đức là nước chống lạm phát mạnh nhất. Điều đó tốt cho Đức khi nước này cần một mức lạm phát thấp nhưng lại không tốt cho các nước nằm ngoài chính sách tiền tệ của họ. Anh đã sai lầm khi neo đồng bảng Anh với đồng Mác Đức  (deutsche mark) như một phần của Cơ chế Tỷ giá châu Âu (ERM: European Exchange Rate Mechanism) vào năm 1990.

Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền Đông và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mác Đức, làm cho đồng Mác có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đồng tiền khác thuộc ERM.

Theo đó, để giữ cho tỷ giá hối đoái được ổn định, chính phủ các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho đồng tiền của mình. Nắm được điều này, các nhà đầu cơ do George Soros đứng đầu đã đẩy đồng bảng Anh mất giá. Mọi cố gắng của Ngân hàng Trung ương Anh đều vô hiệu trước sức tấn công của các nhà đầu cơ và cuối cùng Anh đã quyết định rời khỏi ERM.

Châu Âu đang ngày càng đối mặt với tình trạng khó xử. Gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nghĩa là nhượng quyền kiểm soát tiền tệ cho Đức và ECB cũng là bên chịu ảnh hưởng. Đó là một vấn đề, bởi vì hầu như tất cả các nền kinh tế khu vực châu Âu, không chỉ ở các nước khủng hoảng, cần tiền hơn so với Đức.

Nhưng họ không thể rũ bỏ đồng euro dễ dàng như Anh đã bỏ ERM, bởi vì quay trở lại đồng tiền cũ có nghĩa là họ sẽ phải tiến hành bù trừ nợ toàn bộ hệ thống ngân hàng và người dân của họ khi mang đồng tiền riêng của nước này sang các nước trong khối tiêu cũng sẽ bị mất giá rất nhiều. Vì vậy, châu Âu đang bị mắc kẹt trong việc cố gắng thuyết phục Đức để cho ECB làm nhiều hơn nữa, nhưng điều đó không dễ dàng.

Trên thực tế, đó là toàn bộ câu chuyện về cuộc khủng hoảng đồng euro. Đức đã buộc các nước cố gắng cắt giảm chi tiêu để đưa nền kinh tế khỏe mạnh trở lại. Theo như báo cáo của Peter Spiegel, Trưởng văn phòng Brussels của Tạp chí Tài chính, Đức chỉ cho phép ECB làm những gì được cho là cần thiết khi mọi sự thay thế chỉ có thể là cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhưng Đức cuối cùng rồi cũng phải miễn cưỡng cho phép ECB  làm những gì cần thiết vào lúc này mặc dù châu Âu ì ạch bò ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.

Lạm phát thấp và cuộc khủng hoảng

Lạm phát thấp đang làm tê liệt châu Âu. Hiện lạm phát tại châu Âu đang ở dưới mức mục tiêu. Bây giờ, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng lạm phát thấp tích cực là ổn,  lạm phát thấp tiêu cực là sự kết thúc của thế giới. Như IMF chỉ ra, đó đều là tính liên tục của cùng một vấn đề.

Trong bất cứ trường hợp nào, cho dù giá không tăng hoặc đang giảm thì nó khó có thể trả được nợ, gây khó khăn trong việc điều chỉnh mức lương và cũng gây khó khăn cho sức cạnh tranh của một quốc gia.  Tất nhiên, giảm phát tồi tệ hơn lạm phát thấp, nhưng cũng không quá tồi tệ hơn nhiều như trước đây chúng ta từng lo sợ về giảm phát. Chúng ta nên sợ cả hai.

ECB đã có những sai lầm khi để cho lạm phát giảm xuống còn 0,5%. Đó là lý do tại sao chi phí đi vay thực tế, ít nhất là của các doanh nghiệp đã tăng ngay cả khi chi phí đi vay trên danh nghĩa giảm. Lãi suất danh nghĩa giảm một chút, sau khi Chủ tịch ECB Mario Draghi hứa sẽ làm "bất cứ điều gì" để cứu euro. Nhưng lãi suất thực tế đã tăng kể từ đó, vì lạm phát đã giảm hơn lãi suất danh nghĩa.

Đây không chỉ là vấn đề của Tây Ban Nha hoặc Italy hoặc Bồ Đào Nha hoặc Hy Lạp. Đó là một vấn đề của châu Âu. Lạm phát thấp cùng với thắt lưng buộc bụng đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ngay cả những nước chủ chốt của châu Âu như Pháp, Phần Lan và Hà Lan. Đó là lý do tại sao các phe phái hoài nghi vào tương lai của châu Âu bên ngoài các nước khủng hoảng, như Mặt trận dân tộc  của bà Marine Le Pen, đã có bước nhảy vọt trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua.

Họ không hài lòng để chỉ được ở  eurozone. Họ cảm thấy đã không làm gì sai trái để mà phải gánh chịu những rắc rối và họ đang bắt đầu đổ lỗi cho các quan chức tại Brussels đã gây ra các vấn đề.

Nói cách khác, ECB đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với đồng euro, nhưng lại không giành được chiến thắng hòa bình chính trị. Điều đó có nghĩa là châu Âu đang đảo chiều, phải đối mặt với tình trạng giảm phát giống như mô thức Nhật Bản.

ECB dự kiến sẽ bắt đầu tính phí gửi tiền qua đêm như là bước đi đầu tiên để kỳ vọng sẽ làm suy yếu đồng euro vốn đang quá mạnh và đẩy mức lạm phát lên một chút. Nhưng đó chỉ là một bước đầu tiên. Tại một số thời điểm thì cái gì làm sớm sẽ tốt hơn. Cần phải làm những việc mà nước Đức không thực sự muốn làm và bắt đầu mua trái phiếu với đồng euro mới.

ECB cũng đưa ra một số biện pháp hỗ trợ thanh khoản, gồm nghiệp vụ tái cấp vốn dài hạn. Trong đó, ECB sẽ cho các ngân hàng vay ở lãi suất thấp, để khuyến khích họ cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp phi tài chính vay vốn.

Bên cạnh đó, ECB đã thực hiện “công tác chuẩn bị” để thực hiện chương trình mua lại tài sản giống như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã triển khai. Chưa dừng lại ở đây, ông Draghi cho biết, ECB sẽ ngừng việc trung hòa lượng thanh khoản được đưa ra theo chương trình Các thị trường chứng khoán - được triển khai để mua lại trái phiếu của các nước thành viên Eurozone gặp khủng hoảng.

Nếu không làm thì tăng trưởng của châu Âu vẫn giẫm chân tại chỗ và đó là điều kiện để phe phái chính trị chống châu Âu tăng tốc. Cách duy nhất để cứu đồng euro là in thêm tiền.