Mỹ: Phối hợp liên ngành chống tài trợ cho khủng bố

Hải An

(Tài chính) Các tổ chức khủng bố chuyển tiền thông qua rất nhiều kênh như các ngân hàng lớn, các quỹ từ thiện và các hệ thống chuyển tiền khác nhau. Một trong những mặt trận quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố là nỗ lực phá vỡ những mạng lưới tài chính ủng hộ các tổ chức khủng bố. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về cách thức tổ chức của Chính phủ Mỹ để chống lại các hành vi cung cấp tài chính cho khủng bố.

Các công cụ chống tài trợ cho khủng bố gồm có tình báo, thực thi pháp luật, nhận diện bọn khủng bố, phong tỏa tài sản cùng với hàng loạt các sáng kiến ngoại giao. Những công cụ này thường xuyên hỗ trợ tăng cường cho nhau.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong nỗ lực của Mỹ là việc công bố tên bọn khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng, cùng với việc phong tỏa tài sản của chúng. Cho đến nay, Mỹ đã nhận diện được khoảng 400 cá nhân và tổ chức khủng bố.

Quyền hạn hợp pháp trong việc phong tỏa tài sản được ghi nhận trong Lệnh Hành pháp 13224 ký ngày 23-9/2001, xuất phát từ quyền hạn trong Đạo luật về các quyền kinh tế khẩn cấp quốc tế và Đạo luật gia nhập Liên Hợp Quốc. Lệnh Hành pháp này cho phép ngành hành pháp phong tỏa tài sản theo thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo sự kịp thời, linh hoạt và có hiệu lực trên phạm vi rộng.

Một khía cạnh quan trọng không kém là quá trình phối hợp liên ngành, được chỉ huy bởi Hội đồng An ninh Quốc gia. Hội đồng này bao gồm các Bộ Ngoại giao, Tài chính, Tư pháp, An ninh Nội địa, Quốc phòng cùng với các cơ quan tình báo và thi hành pháp luật. Thật vậy, phương thức phối hợp liên ngành của Mỹ hoàn toàn có thể là một ví dụ cho các quốc gia và các tổ chức khu vực đang mong muốn cơ cấu lại những nỗ lực chống khủng bố của họ.

Quá trình phối hợp này bắt đầu với việc phân tích các lần chuyển tiền giữa những kẻ bị tình nghi là khủng bố và những kẻ cung cấp tài chính cho chúng. Mục tiêu hành động được xây dựng. Nhóm liên ngành họp bàn để nghiên cứu nhiều sự lựa chọn khác nhau nhằm phá vỡ những mạng lưới này. Hành động có thể bao gồm:

• Bộ Tài chính nhận diện một cá nhân hay tổ chức là khủng bố, phong tỏa tài sản của họ ở nước Mỹ hoặc tại các chi nhánh của các công ty Mỹ ở nước ngoài hay các chi nhánh do người Mỹ điều hành trên toàn thế giới và ngăn cấm mọi giao dịch của họ với người Mỹ hoặc công ty Mỹ.

• Bộ Tư pháp hay Cục Điều tra Liên bang tiến hành một cuộc điều tra và cũng có thể khởi tố.

• Bộ Ngoại giao xây dựng một chiến lược để giành được sự ủng hộ quốc tế, ví dụ như bằng cách vận động thông qua các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

              Những chủ thể chủ chốt của Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống tài trợ khủng bố

Bộ và các cơ quan ngang Bộ

Các cơ quan trực thuộc (Cục, Vụ, Văn phòng)

Vai trò và trách nhiệm

Cục Tình báo Trung ương Mỹ

 

Chủ trì việc thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tình báo về các tổ chức khủng bố nước ngoài và hệ thống tài chính của chúng; có trách nhiệm tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin tình báo giữa các cơ quan tình báo địa phương.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ

Cục Hải quan và Biên phòng

Phát hiện việc chuyển số lượng lớn tiền mặt qua biên giới Hoa Kỳ và lưu trữ thông tin về các luồng hàng hóa lưu thông qua biên giới Hoa Kỳ.

 

Cục Nhập cảnh và Hải quan (ICE-trước kia thuộc Cục Hải quan Mỹ, Bộ Tài chính)

Tham gia công tác điều tra các vụ tài trợ khủng bố có liên quan đến những hoạt động tại biên giới Hoa Kỳ và các luồng lưu thông thương mại, hàng hóa và tiền tệ.

 

Cục Bảo vệ và Điều tra Tội phạm

Tham gia công tác điều tra các vụ tài trợ khủng bố có liên quan đến hàng giả.

Bộ Tư pháp Mỹ

Cục phụ trách các vấn đề rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF)

Tham gia công tác điều tra các vụ tài trợ khủng bố có liên quan đến rượu, thuốc lá, vũ khí và chất cháy nổ.

 

Vụ Dân sự

Đối phó với những thách thức của việc công khai lên án tổ chức tội phạm.

 

Vụ Hình sự

Triển khai, điều phối và truy tố các vụ tài trợ khủng bố; tham gia phân tích về lĩnh vực tài chính và phát triển các công cụ tài chính phù hợp; thúc đẩy hợp tác quốc tế và tiến hành đào tạo cho các quốc gia khác.

 

Cục Chuyên trách Ma túy (DEA)

Tham gia công tác điều tra các vụ tài trợ khủng bố có liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện khác.

 

Cục Điều tra Liên bang (FBI)

Tiến hành các vụ điều tra về tài trợ cho khủng bố; chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập thông tin tình báo nước ngoài và thông tin phản gián tại Hoa Kỳ.

Hội đồng An ninh Quốc gia

 

Điều hành khuôn khổ liên ngành tổng thể về chống khủng bố.

Bộ Ngoại giao

Cục các vấn đề Kinh tế và Kinh doanh

Chủ trì hoạt động tiểu nhóm của Uỷ ban Điều phối chính sách thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, đi tiên phong trong nỗ lực của Chính phủ Mỹ xây dựng chiến lược và hành động nhằm đạt được sự hợp tác quốc tế

 

Cục các vấn đề về Ma tuý và thực thi pháp luật

Thực thi các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của Mỹ cho các chính phủ nước ngoài về vấn đề tài trợ khủng bố.

 

Văn phòng Điều phối chống khủng bố

Phối hợp chính sách và nỗ lực chống khủng bố của Mỹ với các chính phủ nước ngoài nhằm ngăn chặn tài trợ cho khủng bố.

Bộ Tài chính

Cục điều phối chống tội phạm tài chính và tài trợ khủng bố

Xây dựng các chiến lược và chính sách của Mỹ nhằm ngăn chặn tài trợ khủng bố cả trên phạm vi quốc gia lẫn quốc tế; xây dựng và triển khai Chiến lược Quốc gia chống nạn Rửa tiền cũng như các chính sách và chương trình khác nhằm ngăn chặn tội phạm tài chính.

 

Mạng lưới cưỡng chế tội phạm tài chính (FinCEN)

Trợ giúp các cuộc điều tra nhằm phát hiện và ngăn chặn tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm tài chính khác thông qua công cụ phân tích và các cơ chế chia sẻ thông tin; giám sát thực thi Đạo luật Bí mật thông tin ngân hàng.

 

Cục điều tra tội trốn thuế trực thuộc Cục thuế nội địa (IRS)

Tham gia công tác điều tra các vụ tài trợ chống khủng bố tập trung vào các tổ chức từ thiện.

 

Cục quản lý miễn thuế và các thực thể chính phủ thuộc IRS

Thẩm tra điều kiện được miễn trừ thuế và theo dõi luật về thuế của IRS áp dụng đối với các tổ chức từ thiện và các tổ chức khác xin được miễn thuế thu nhập liên bang.

 

Văn phòng Quản lý tài sản nước ngoài

Xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách của Mỹ nhằm ngăn chặn tài trợ khủng bố; quản lý giao dịch tài chính; phong tỏa tài sản nước ngoài theo thẩm quyền của Hoa Kỳ.

 

Văn phòng Tư vấn pháp lý và chính sách

Chủ trì hoạt động của Ban Điều phối chính sách chống tài trợ khủng bố. Ban này chịu trách nhiệm phối hợp các nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc phát hiện và ngăn chặn tài trợ khủng bố; điều phối các hoạt động của Chính phủ Mỹ trong lĩnh vực thực hiện và áp đặt các biện pháp trừng pháp kinh tế theo Lệnh Hành pháp số 13224 về việc phong tỏa tài sản của các tổ chức khủng bố.

 

Văn phòng các vấn đề quốc tế

Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề ngăn chặn tài trợ khủng bố.

                                                              Nguồn: Báo cáo về tài trợ khủng bố của Văn phòng Điều tra Chính phủ Mỹ