Ngân hàng trung ương Ấn Độ cảnh báo nợ xấu tăng lên cao nhất 14 năm

Theo thoibaonganhang.vn/Bloomberg

Nợ xấu tại các ngân hàng của Ấn Độ, đặc biệt là những ngân hàng do Nhà nước chi phối, đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm và có thể còn tăng hơn nữa. Nợ xấu đã ăn mòn vốn đệm và lợi nhuận của các ngân hàng. Một nghiên cứu của ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ. Nguồn: internet.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ. Nguồn: internet.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu đối với ngành công nghiệp đã tăng lên 9,1% trong tháng 9, từ mức 7,8% trong tháng 3, theo Báo cáo ổn định tài chính của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) phát hành ngày thứ Năm (29/12).

Đây là mức cao nhất kể từ năm tài chính kết thúc tháng 3/2002. Tỷ lệ tài sản có mức rủi ro cao, bao gồm nợ xấu đi và các khoản vay tái cấu trúc, cũng tăng tương ứng lên 12,3%/tổng dư nợ phần trăm nợ cho vay từ mức 11,5%, báo cáo cho biết.

Theo “thử nghiệm căng thẳng vĩ mô”, tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tiếp tục tăng cho tới tháng 3/2017, thời hạn các ngân hàng phải dọn dẹp nợ xấu theo quy định của RBI.

“Hoạt động của ngành Ngân hàng Ấn Độ vẫn yêu trong năm tài chính 2015-16 trong khi tỷ lệ các khoản vay trễ hạn của các ngân hàng tăng, hệ quả làm tăng trích lập dự phòng rủi ro và khiến tăng trưởng tín dụng tiếp tục suy giảm”, RBI cho biết trong Báo cáo nghiên cứu được phát hành 6 tháng/lần.

Các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động kém hơn so với các đồng nghiệp ở khu vực tư nhân, cũng theo báo cáo, nó được đo dựa trên các yếu tố như lợi nhuận, chất lượng tài sản và tính thanh khoản. Theo đó các ngân hàng trong khu vực công có tỷ lệ an toàn vốn (tỷ lệ giữa vốn so với tài sản rủi ro) thấp nhất trong số các nhóm ngân hàng với lợi nhuận âm trên tài sản.

“Nhìn chung, hệ thống tài chính của Ấn Độ vẫn ổn định mặc dù các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng khu vực công, tiếp tục phải đối mặt với mức độ căng thẳng ngày càng lớn”, RBI nói.

Đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo hệ thống ngân hàng của Ấn Độ là một trong số những hệ thống dễ bị tổn thương nhất đối với lợi nhuận giảm khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và nợ xấu tăng. Theo IMF, khả năng trả nợ của các công ty Ấn Độ là thấp nhất trong số 19 quốc gia mới nổi mà IMF theo dõi.

Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Ấn Độ là một đòn giáng mạnh vào Thủ tướng Narendra Modi, người đang tìm cách vực dậy tăng trưởng tín dụng sau gần 2 thập kỷ tăng trưởng thấp, nhằm duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Kế hoạch của ông nhằm cải cách nền kinh tế theo định hướng tiền mặt bằng một quyết định đột ngột rút khỏi lưu thông các đồng tiền giấy mệnh giá cao.

“Việc rút các đồng tiền giấy này sẽ truyền đạt sâu rộng thông điệp cải cách sắp tới”, Thống đốc RBI Urjit Patel cho biết. Ông nói thêm rằng, động thái này sẽ “thay đổi đáng kể nền kinh tế trong nước” và tăng cường hiệu quả cũng như tính minh bạch khi Ấn Độ tiến đến một xã hội phụ thuộc ít hơn vào tiền mặt.