Nhìn lại xu hướng sản xuất công nghiệp toàn cầu

Theo Vfpress, Gafin

Sản xuất toàn cầu năm nay được dự báo cao nhất thập kỷ và công nghiệp vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới trong suốt 300 năm qua.

Nhìn lại xu hướng sản xuất công nghiệp toàn cầu
Nghiên cứu của McKinsey so sánh 75 nền kinh tế: 28 nền kinh tế phát triển và 47 đang phát triển từ năm 1980 đến nay cho thấy vai trò ngày càng tăng của các quốc gia đang phát triển trong nền sản xuất công nghiệp toàn cầu.

Trong khi Mỹ vẫn giữ vững vị trí là nền sản xuất đứng đầu thế giới, thứ hạng của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Indonesia tăng nhanh qua mặt Đức, Nhật, Anh, và Canada.

Thu nhập trung bình hàng năm của một nhân sự trong ngành sản xuất công nghiệp ở Mỹ năm 2011 là 77.060 USD cao hơn mức trung bình 60.168 USD ở các ngành khác. Một giờ làm việc của công nhân Mỹ trong ngành sản xuất có giá 19,2 USD so với mức 2,5 USD ở Trung Quốc.

Các nước đang phát triển có vai trò ngày càng tăng trong nền sản xuất công nghiệp toàn cầu.
Các nước đang phát triển có vai trò ngày càng tăng trong nền sản xuất công nghiệp toàn cầu.

Trước đó, theo dự báo của công tư vấn Mỹ IHS Global Insight, sản lượng sản xuất toàn cầu dự kiến đạt 17,7% trong năm 2012, năm tăng thứ 3 liên tiếp. Con số này nhấn mạnh rằng tốc độ tăng trưởng trong sản xuất toàn cầu, đã điều chỉnh lạm phát, sẽ cao hơn toàn bộ nền kinh tế thế giới trong 3 năm tới.

Xu hướng này đi ngược lại xu hướng đã diễn ra trong suốt 40 năm qua, trong đó sản xuất giảm và chỉ đóng vai trò là một phần trong sản lượng chung của cả thế giới, khi các ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh.

Người đứng đầu công nghiệp toàn cầu tại IHS, ông Mark Killion cho biết sự gia tăng của ngành công nghiệp một phần là do ngành sản xuất thế giới đã "bật dậy" sau cuộc suy thoái cuối năm 2008, thời điểm sản lượng nhà máy giảm với tốc độ chóng mặt.

Ngoài ra, chính nhờ khả năng lớn hơn trong hoạt động sản xuất của Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mang đến sự thay đổi trong cấu trúc của ngành công nghiệp thế giới, ông Killion nhận xét.

Trong năm 2009, tỷ trọng sản xuất trong kinh tế thế giới đã giảm từ 27% xuống còn 16,2%. Năm ngoái, con số này đã tăng lên 16,9% và 17,4% trong năm 2011, IHS cho biết.