Những con báo của Thái Bình Dương

Theo InfoNet/Economist

(Tài chính) Tại “sân sau” của Mỹ, các nền kinh tế Thái Bình Dương đang nỗ lực học tập từ khu vực Đông Á.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo cuốn sách “Pacific World” (Thế giới Thái Bình Dương) được viết bởi nhà sử học Matt Matsuda, khoảng 4 thế kỷ trước, Mỹ Latinh đã từng là trung tâm kinh tế của khu vực Thái Bình Dương. Các thương nhân vận chuyển bạc từ Bolivia bằng các thuyền buồm qua Acapulco tới Manila, sau đó chuyển tiếp tới Trung Quốc, và trở thành nguyên liệu quan trọng sản xuất tiền bạc. Tiếp đó, lụa, đồ sứ và nô lệ cũng trở thành các hàng hóa phổ biến. Một công chúa Ấn Độ lưu lạc trong đám nô lệ được bán tới Tân Tây Ban Nha đã trở nên nổi tiếng với mái tóc dài và chiếc váy dài sặc sỡ. Bà được biết đến với tên gọi La China Poblana. Phong cách ăn mặc của bà chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các di sản văn hóa châu Á, được lưu truyền tại Mexico như một loại trang phục truyền thống.

Sau một khoảng lặng khá dài, giao thương giữa châu Á và Mỹ Latinhh một lần nữa bùng nổ và phát triển trở lại. Kể từ năm 2004, giá trị giao dịch đã tăng gấp 4 lần. Châu Á đã qua mặt châu Âu trở thành đối thương mại tác lớn thứ 2 của châu Mỹ Latinhh, chỉ xếp sau Mỹ.

Thị phần thương mại của châu Mỹ ở châu Á còn khá khiêm tốn, tuy nhiên con số này đã tăng gấp đôi. Trung Quốc có vai trò tích cực nhất khi vừa cung cấp hàng hóa cho thị trường Mỹ Latinhh vừa nhập khẩu phần lớn các tài nguyên thiên nhiên từ phía đối tác này. Kim ngach thương mại hai chiều đã tăng gấp 20 lần trong vòng 10 năm kể từ 2003. Trung Quốc cũng thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, Chile và Peru.

Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động đầu tư tại khu vực Mỹ Latinhh, mặc dù các con số này chưa được thống kê rõ, bởi đa số vốn đầu tư của Trung Quốc đang “thường trú” tại các “thiên đường thuế” quần đảo British Virgin hay Cayman trước khi được đầu tư chính thức.

Theo Ủy ban kinh tế Liên hiệp quốc tại Mỹ Latinhh và vùng Caribbean, kể từ năm 2010, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 10 tỷ USD mỗi năm tại khu vực này. Thomson Reuters, một công ty chuyên thu thập số liệu, cho biết thêm từ năm 2000 đến nay, số lượng thương vụ mua lại và sát nhập của các công ty Trung Quốc tại Mỹ Latinhh vượt qua châu Phi và Đông Nam Á. Phần lớn vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực năng lượng. Trong khi đó, Nhật Bản, vốn được coi là nhà đầu tư lớn nhất tại Mỹ Latinhh, chuyển hướng sang các ngành công nghiệp sản xuất và ô tô.

Trong vài năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực Mỹ Latinh qua Thái Bình Dương đã giảm nhẹ do ảnh hưởng chững lại từ nền kinh tế Trung Quốc và nguy cơ giảm phát. Thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng đã dẫn tới hai nguy cơ lớn. Thứ nhất, khu vực này đang phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cơ bản, một lần nữa lặp lại “chiếc bẫy cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên”. Thứ hai, họ sẽ tiếp tục phạm sai lầm nếu “copy” y chang chủ nghĩa tư bản nhà nước từ Trung Quốc. Chính phủ cánh tả tại các quốc gia Mỹ Latinh bên bờ Đại Tây Dương, bao gồm Brazil, Venezuela và Argentina bắt đầu chính sách tư nhân hóa từ những năm 1990, nhưng họ đang dần sửa đối chiến lược theo phương hướng tương tự Trung Quốc.

Những con báo của Thái Bình Dương - Ảnh 1

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các quốc gia Mỹ Latinh không thể đạt được thành công khi áp dụng các mô hình ở Đông Á. Ông Augusto de la Torre, Trưởng ban kinh tế Ngân hàng thế giới World Bank tại châu Mỹ Latinh, đã giải thích: “Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nền kinh tế Đông Á có mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản. Trong quá trình hội nhập và gắn kết, họ cùng nhau tạo ra mô hình “công xưởng châu Á”. Giờ đây, nó trở thành một điều hiển nhiên khi họ hội nhập thành công với thế giới, mối quan hệ giữa các thành viên sẽ càng được củng cố và ràng buộc.”

Trong khi đó, quá khứ hình thành của khu vực Mỹ Latinh hoàn toàn ngược lại. “Chúng tôi khởi đầu bằng mối quan hệ gắn bó mật thiết với động lực kinh tế của thế giới là Mỹ. Nhưng thay vì xây dựng “công xưởng Mỹ Latinh” chúng tôi theo đuổi mối quan hệ phụ thuộc, hướng dẫn và dẫn đến nhiều thất bại.”Ngân hàng thế giới cho biết các nước nghèo ở Đông Á, với GDP bình quân đầu người trong những năm 1960 chỉ bằng 1/3 khu vực Mỹ Latinh, hiện giờ đã gần đuổi kịp. Từ năm 1960 đến năm 2000, năng xuất của khu vực này tăng trung bình 2% một năm, trong khi ở khu vực Mỹ Latinh con số này dường như không thay đổi.

Ông de la Torre cho rằng thiếu vốn đầu tư là một trong những trở ngại lớn nhất của khu vực. Mức đầu tư trung bình liên tục dậm chân ở con số 20% GDP trong hàng thập kỷ nay. Ở châu Á, trong những năm 1990, con số này đã tăng lên 35% GDP. Do đó, hệ thống đường xá, điện nước cũng được cải thiện đáng kể. Khu vực Đông Á đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực giáo dục và nâng cao trình độ của người lao động.

Ông Antoni Estevadeordal đến từ Ngân hàng phát triển liên Mỹ IDB cho biết cơ sở hạ tầng yếu kém đã làm cản trở giao thương và hoàn thiện chuỗi cung ứng liên vùng trong khu vực Mỹ Latinh. Một báo cáo gần đây từ IDB đã đưa ra lời khuyên “bất thường” về việc các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh nên tìm đến Đông Á và học hỏi một số chính sách công nghiệp của họ, bao gồm cả những điều không tưởng từng được đề cập trong cuốn sách “Washington Consensus” (Thỏa thuận Washington) năm 1990.

Không phải ngẫu nhiên, bài học đó được tiếp thu và phổ biến nhanh chóng qua các quốc gia Mỹ Latinh bên bờ Thái Bình Dương. Hồi tháng 2, bốn nền kinh tế tương đối mở bao gồm Chile, Colombia, Mexico và Peru đã ký kết một hiệp định thương mại Liên minh Thái Bình Dương, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á. Liên minh này bao gồm 212 triệu dân và đóng góp một nửa các giao dịch thương mại trong khu vực. Họ cũng là tổ chức có định hướng “kết nối” với châu Á sớm nhất trong khu vực. Kể từ năm 2004, họ đã ký kết và bắt đầu đàm phán một loạt các Hiệp định tự do thương mại với các đối tác châu Á, tiêu biểu là Chile.

Một khi Colombia chính thức tham gia vào Liên minh Thái Bình Dương, hơn 9/10 hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ. Andrés Rebolledo, Trưởng ban thương mại quốc tế Chile cho biết, các qui tắc chung sẽ góp phần hoàn thiện và khuyến khích sự phát triển của chuỗi cung ứng trong khu vực. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là hội nhập khu vực: các quốc gia được kỳ vọng sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ hàng hải và hàng không thân thiện, thu hút đầu tư để nâng cấp các đầu mối cơ sở hạ tầng. Thị trường chứng khoán cũng vừa được mở cửa và thống nhất thành công.

Khó mà đuổi kịp

Họ sẽ không ngừng phấn đấu để theo đuổi thành công của châu Á. Quá trình hội nhập của khu vực Đông Á bắt đầu hữu cơ với nguồn vốn đầu tư dồi dào từ Nhật Bản. Các Hiệp định tự do thương mại chỉ xuất hiện sau khi các hoạt động thương mại cơ bản được định hình rõ ràng. Cho tới nay, rất ít các nhà đầu tư quốc tế dám mạo hiểm “xâm nhập” để tận dụng các lợi thế của khu vực Thái Bình Dương. Về mặt địa lý, đường bờ biển nhấp nhô ở Nam Mỹ so với vòng tròn thương mại hoàn hảo quanh khu vực biển Đông, đặt khu vực ở vị trí giao thương không thuận lợi.

Tuy nhiên, những bước đi táo bạo có thể đem lại kết quả bất ngờ. Ở Mexico, hiệp ước NAFTA đã thất bại khi cố gắng sao chép mô hình các “công xưởng sản xuất” ở châu Á. Bên cạnh đó, dưới sức ép từ các hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, bao gồm các linh kiện công nghiệp có đóng góp sau này cho ngành xuất khẩu, chính quyền của ông Enrique Peña Nieto đã tiến hành kế hoạch cải cách toàn diện và hiện đại hóa nền kinh tế. Trước thực trạng các tập đoàn độc quyền ngày càng trở nên phổ biến, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong các ngành năng lượng, viễn thông và phát thanh truyền hình. Họ đặt mục tiêu cắt giảm nguồn điện và nâng cao lợi thế chi phí sản xuất rẻ, nhằm vượt qua ngành công nghiệp sản xuất “lâu năm” của Trung Quốc.

Mexico đã nhận được những phản hồi tích cực từ Nhât Bản. Năm ngoái, Nissan đã đầu từ 2 tỷ USD đề xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô tại Aguascalientes, thành phố lớn thứ hai của nước này. Năng suất đạt được đáng kinh ngạc, với trung bình 2 chiếc ô tô được sản xuất ra mỗi phút. Mexico đã vượt qua Brazil trở thành nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới, và hiện nay không chỉ xuất khẩu tới Mỹ mà còn sang các nước Nam Mỹ khác.

Tuy nhiên, Enrique Dussel Peters, một chuyên gia về Trung Quốc đến từ Đại học quốc gia Mexico cho rằng, cho dù chính phủ các nước châu Mỹ Latinh có học tập từ châu Á thì họ vẫn chỉ là “những kẻ theo đuôi”. Ông nhấn mạnh, 10 năm trước Trung Quốc đã có năng suất tương tự những gì Mexico đang đạt được hiện nay. Trong khi đó, năng suất hiện giờ của Trung Quốc đã tăng lên hơn 6 lần.