Phiên họp Fed ngày càng phức tạp hơn

Theo nhipcaudautu.vn

(Taichinh) - Những tuyên bố đồng thuận, từng chiếm gần 60% trong các biên bản họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, giờ giảm xuống chỉ còn 25%.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tám lần mỗi năm, các thành viên Hội đồng Thống đốc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và chủ tịch của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang sẽ gặp nhau để thảo luận chính sách tiền tệ của Mỹ. Biên bản phiên họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) được công bố vài tuần sau mỗi phiên họp và thường được giới đầu tư, thương nhân và các nhà kinh tế học phân tích kỹ lưỡng nhằm tìm manh mối về định hướng lãi suất và các chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng trung ương Mỹ.

Nghiên cứu mới đây của các nhà kinh tế học thuộc Fed đang chơi chữ trong các biên bản họp FOMC này và cho rằng các phiên họp của Ngân hàng trung ương đang bất ổn hơn và ngày càng phức tạp hơn trong những năm qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Chỉ riêng phát biểu của các quan chức Fed trong những ngày gần đây đã cho thấy quan điểm trái ngược nhau về thời điểm Ngân hàng trung ương nên tiến hành nâng lãi suất.

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm 28/5, Chủ tịch Fed Minneapolis Narayana Kocherlakota cho biết, Ngân hàng trung ương Mỹ nên trì hoãn việc nâng lãi suất trong năm nay. Cùng ngày, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho rằng, việc duy trì lãi suất cận 0 có thể làm tăng mối nguy bong bóng giá tài sản và các quan chức Fed nên nâng lãi suất trong năm nay.

Theo blog của Fed, bản thân các biên bản họp FOMC ngày càng dài hơn. Năm 2005, năm đầu tiên các biên bản họp Fed được công bố theo kế hoạch, độ dài trung bình là dưới 4.200 từ. Đến năm 2014, số từ đã tăng lên 8.350. Đáng chú ý là “số lượng từ” trong biên bản họp - như “tất cả” “nhiều” và “một vài” - cũng tăng đáng kể, cho thấy nhiều quan điểm khác biệt trong các phiên họp.

Trong kho đó, những tuyên bố đồng thuận - từng chiếm gần 60% trong các biên bản họp FOMC - giờ chỉ còn chiếm 25%.

Theo các nhà kinh tế học của Fed, lý do chính là sau khi Ủy ban hạ mục tiêu đối với lãi suất xuốn cận 0 trong tháng 12/2008, Fed bắt đầu sử dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống - có tên là mua tài sản quy mô lớn và đặt ra các mục tiêu (forward guidance), nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế bằng cách đưa ra các chỉ báo rõ ràng hơn về chính sách trong tương lai - nhằm cung cấp thêm các biện pháp kích thích cho nền kinh tế.

Các chính sách tiền tệ phi truyền thống này ít quen thuộc hơn, do vậy, ít người hiểu rõ hơn. Các nhà hoạch định chính sách thảo luận kết quả và chi phí và dành nhiều thời gian trong phiên họp FOMC để bàn đến tác động của chúng. Hơn nữa, sự đa dạng về quan điểm cho thấy sự thay đổi về thành phần các nhà hoạch định chính sách với những ý kiến khác nhau.

Rõ ràng, các biên bản phiên họp FOMC ngày càng dài hơn và phức tạp hơn.