Quá độ tại thị trường mới nổi

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Các nền kinh tế mới nổi lớn được điều chỉnh cấu trúc với môi trường mới này. Họ không cần tài chính bên ngoài để phát triển.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vấn đề tại các  nền kinh tế mới nổi

Hãy bắt đầu với khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung quốc và Nam Phi) cộng với các quốc gia khác như Indonesia và Mexico, Trung Quốc vốn chiếm tỷ trọng đáng kể của  GDP thế giới.

Quá độ tại thị trường mới nổi - Ảnh 1
Châu Á được kỳ vọng đóng góp phần lớn tăng trưởng của thế giới

Thứ nhất, tăng trưởng của Trung Quốc có bền vững hoặc có khiếm khuyết hay không sẽ có tác động đáng kể đối với tất cả các nước đang phát triển khác cũng như các nền kinh tế phát triển.

Thứ hai, các nền kinh tế phát triển đang bị mất cân bằng và đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi, với tiềm năng tăng trưởng cao hơn, ngày càng đại diện cho thị trường tiềm năng lớn để khai thác.

Thứ ba, đa số các nền kinh tế lớn mới nổi (Indonesia, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, nhưng không tính Trung Quốc) đã  không tỉnh táo tận dụng luồng vốn giá rẻ bất thường từ bên ngoài nhằm cấp vốn cho các khoản đầu tư. Kết quả là số dư tài khoản vãng lai của họ xấu đi trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

Hiện tại, khi chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển bắt đầu thắt chặt, luồng vốn rút ra khỏi thị trường mới nổi đã gây ra tâm lý hoảng sợ, làm  giảm áp lực tỷ giá và gia tăng áp  lực lạm phát trong nước. Việc điều chỉnh nền kinh tế giờ phải yêu cầu đưa ra được những cải cách thực sự và thay thế vốn bên ngoài chi phí thấp bằng đầu tư tài chính trong nước.

Sự đánh đổi

Do năng suất sụt giảm, chính phủ các quốc gia mới nổi đã phải bơm một lượng tiền ngày càng nhiều vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với những khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, những quốc gia này phải trả một cái giá khá đắt.

Nhu cầu tăng trưởng: Các quốc gia châu Á mới nổi cần một lượng vốn ngày càng lớn để tạo ra tăng trưởng. Hệ số ICOR (hệ số đầu tư/tăng trưởng) của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan tăng lên nhanh chóng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc.

Do năng suất sụt giảm, chính phủ các quốc gia mới nổi đã phải bơm một lượng tiền ngày càng nhiều vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh thiếu hụt các cải cách cơ cấu căn bản.

"Các nhà hoạch định chính sách đã chọn con đường sai lầm. Họ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng lại khiến cho năng suất sụt giảm", Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cho biết. Điều này sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế trong tương lai và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại nếu những cải cách cơ cấu không được thực hiện.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong một báo cáo ngày 3/4, đã nhận định,  các nền kinh tế mới nổi không chỉ đang vấp phải những yếu tố môi trường bên ngoài không mấy thuận lợi như thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính mà còn phải xoay xở với các nhân tố nội tại kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

IMF đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại những quốc gia châu Á mới nổi thực hiện cải cách cơ cấu để nâng cao năng suất thông qua việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, nới lỏng các quy định về thị trường lao động và loại bỏ các rào cản đối với đầu tư.

Trung Quốc - nơi chính phủ trung ương khuyến khích chính quyền địa phương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-2008 - là một ví dụ điển hình về việc năng suất bị sụt giảm. Kế hoạch cải cách gần đây của Trung Quốc nhằm đưa  nhu cầu tiêu dùng nội địa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để chương trình cải cách đạt được kết quả.

Chính phủ Thái Lan khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu vượt quá khả năng để thúc đẩy tăng trưởng, thông qua các chương trình như trợ giá cho người dân lần đầu mua xe hơi và nhà ở. Chương trình trợ giá lúa gạo khiến cho quốc gia này mất một thị phần đáng kể trên thị trường lương thực.

Sụt giảm năng suất không phải hoàn toàn do chính sách của chính phủ. Khả năng cạnh tranh của Indonesia trong một số lĩnh vực hàng hóa chủ chốt sụt giảm do đồng rupiah mất giá và giá cả của một số hàng hóa cơ bản trên thị trường toàn cầu giảm mạnh.

Cùng với gánh nặng nợ và năng suất sụt giảm, vấn đề nợ xấu  đang gia tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho nhu cầu toàn cầu suy yếu. Số dân ở độ tuổi lao động tại châu Á sụt giảm sẽ khiến cho các chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững.

"Các nhà hoạch định chính sách mới chỉ bắt đầu nhận ra những vấn đề trên. Tuy nhiên, tốc độ cải cách diễn ra rất chậm", ông Ahya nói. "Tôi không nghĩ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc trong năm 2014".

Những rủi ro tại thị trường mới nổi

Với những vấn đề trên, sự giảm tốc của thị trường đang tác động đến chất lượng tín dụng, đánh giá ảnh hưởng, hiệu ứng bầy đàn và gây ra tác động tiêu cực từ xu hướng đó. Ngoài ra, nhiều người lo ngại rằng, thiếu hụt nguồn vốn từ bên ngoài có thể khiến nền kinh tế khó hồi phục.

Các nền kinh tế mới nổi lớn rõ ràng nhận được sự ưu đãi rất lớn: có khả năng đầu tư mà không cần theo đuổi cải cách khó khăn hoặc hy sinh tiêu dùng hiện tại. Nhưng nó cũng khiến các nước này dễ sa đà vào con đường vòng vèo hơn là con đường chính.

Nhưng câu chuyện này phần lớn không liên quan đến Trung Quốc, nơi tiết kiệm dư thừa và việc kiểm soát vốn vẫn còn hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố chính sách tiền tệ từ các nước phát triển. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là không có rủi ro, chỉ là nước này có một kiểu rủi ro kiểu khác.

Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc đang thu hút sự chú ý bởi vì quy mô của nền kinh tế nước này và vị trí trung tâm của Bắc Kinh trong cấu trúc của thương mại toàn cầu.

Kết quả là, đánh giá rủi ro ở Trung Quốc tập trung vào tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu, lực cản của lợi ích lớn mạnh trong nước và trồi sụt của thị trường tiền tệ trong nước. Đặc biệt, nhiều lo ngại đối với “Ngân hàng bóng tối” tại Trung Quốc hiện đã phát triển lớn mạnh nhiều khi vượt khỏi tầm quản lý của nhà nước.

Chính quyền Trung Quốc cần phải giải quyết hai vấn đề này. Đầu tiên là thiết lập sự giám sát. Điều này dễ giải quyết hơn vấn đề thứ hai rất nhiều: chấp nhận rủi ro quá mức như một kết quả của sự bảo đảm ngầm của chính phủ đối với bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng nhà nước. Các nhà chức trách cần phải loại bỏ cái cảm giác rằng, việc bảo lãnh mà không gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và nên để một số ngân hàng hoặc công ty tín thác phá sản nếu họ để mất khả năng thanh khoản.

Các nền kinh tế mới nổi lớn được điều chỉnh cấu trúc với môi trường mới này. Họ không cần tài chính bên ngoài để phát triển. Trong thực tế, kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, không có nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng nhanh chóng trong khi thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng. Mức độ đầu tư cao đòi hỏi nguồn vốn trong nước để duy trì tăng trưởng nhanh chóng.

Nhiều khả năng kịch bản này sẽ xảy ra đối với hầu hết các thị trường mới nổi lớn. Đó là các nước này sẽ trải qua một thời kỳ tăng trưởng chậm chạp, nhưng sẽ không bị trật đường ray bởi sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của phương Tây.

Vấn đề ngày nay là nguy cơ sụt giảm đang trở thành dự báo mà đồng loạt các chuyên gia đều cảnh báo. Điều đó sẽ hiện hữu hơn bao giờ hết nếu tình trạng đầu tư nghèo nàn tiếp diễn và chính phủ có những chính sách sai lầm.