Sức cuốn hút của Mỹ bị đánh mất

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Đáng buồn thay, nền kinh tế mới không còn nữa. Sự phục hồi sau cuộc suy thoái 2008-2009 yếu nhất kể từ thời hậu chiến tranh thế giới và bằng chứng là tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Mỹ đã giảm mạnh.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sức cuốn hút của Mỹ bị đánh mất

Trở lại giữa những năm 90 của thế kỷ trước, triển vọng kinh tế của Mỹ đột nhiên sáng lên. Năng suất tăng vọt. Người nhập cư và vốn nước ngoài đổ xô đến Mỹ để tận dụng lợi thế của cái được mệnh danh là "Kinh tế mới". Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4%, nhưng lạm phát vẫn ở mức thấp. Tất cả điều này khiến các nhà kinh tế kết luận rằng, tỷ lệ tăng trưởng  tiềm năng của Mỹ  trung bình đạt mức 3%, 3,5% hoặc thậm chí cao hơn -một tốc độ mà nền kinh tế có thể mở rộng trong khi vẫn giữ tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ổn định.

Đáng buồn thay, nền kinh tế mới không còn nữa. Sự phục hồi sau cuộc suy thoái 2008-2009 yếu nhất kể từ thời hậu chiến tranh thế giới và bằng chứng là tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Mỹ đã giảm mạnh. Hai yếu tố quyết định đó là nguồn cung lao động và sự gia tăng năng suất đều giảm.

Những biểu hiện của nền kinh tế Mỹ trong năm qua đặc biệt yếu ớt: lực lượng lao động của Mỹ căn bản không phát triển và sản lượng mỗi giờ làm việc giảm.  IMF gần đây cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Mỹ xuống còn 2%.  Các nhà kinh tế khác còn đưa ra con số thấp hơn là 1,75%.

Cho đến nay, sự trượt dốc tiềm năng tăng trưởng đã gây tác động chút ít đối với thực tế. Vì suy thoái kinh tế sâu và phục hồi quá yếu nên nền kinh tế Mỹ hoạt động dưới khả năng. Nhưng về dài hạn, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ. Mức sống sẽ tăng chậm hơn, nguồn thu từ thuế sẽ thấp hơn và gánh nặng trả nợ nặng thêm.

Giải quyết các vấn đề ngắn hạn có nghĩa là thúc đẩy nhu cầu, do đó  Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nên giữ mức lãi suất thấp. Nhưng để chấn hưng tăng trưởng dài hạn, Mỹ cũng cần giải quyết mặt cung ứng lao động. Đặc biệt, nước này cần nhiều nhân công và thúc đẩy năng suất tăng nhanh  hơn.

Những người lao động dần biến mất

Số người trong độ tuổi lao tăng tại Mỹ  tăng 1,2% trong những năm 1990 và chỉ tăng  0,4% trong năm 2013. Tỷ lệ lao động thực sự trên thực tế giảm từ mức  67%  xuống mức dưới 63%. Suy thoái kinh tế là một phần nguyên nhân, bởi vì sau nhiều năm thất nghiệp, một số người đã từ bỏ ý định  tìm kiếm việc làm. Đó là lý do tại sao thúc đẩy hồi phục rất quan trọng. Ngoài ra, tại Mỹ, những người ở độ tuổi trên 50 cũng đang tăng nhanh.

Những lỗ hổng này trầm trọng thêm bởi các vấn đề tự thân của nước Mỹ: Chính sách đang làm giảm khả năng cung cấp việc làm. Nguy hiểm nhất  là hệ thống nhập cư của Mỹ đang có vấn đề. Vào được nước Mỹ đã trở nên  khó khăn hơn. Số lượng visa cấp cho những người có tay nghề cao ít hơn rất nhiều so với những năm 1990, ngay cả khi số lượng tuyển dụng người lao động có kỹ năng tăng vọt. Người bị trục xuất tăng vọt và rất khó có thể vào được nước Mỹ qua ngả biên giới phía Nam.

Chính sách Obamacare, mặc dù tốt nếu đặt ở khía cạnh khác, nhưng chính sách này cũng có xu hướng làm suy giảm lực lượng lao động vì nó giúp  người dân được chăm sóc ý tế mà không cần phải làm việc. Ngoài ra, cũng cần phải nói đến mạng lưới an sinh xã hội đã lỗi thời của Mỹ. Chi phí chính phủ Mỹ bỏ ra tính theo GDP để tái đào tạo những người thất nghiệp và giúp họ tìm việc làm cũng thấp hơn so với các nước giàu khác.

Mỹ đã không tăng tuổi nghỉ hưu và nước này cũng biến hệ thống bảo hiểm khuyết tật của mình trở thành một sự thay thế chương trình phúc lợi.  Hầu như rất ít công nhân tàn tật quay trở lại làm việc. Số lượng này đã tăng gấp đôi kể từ năm 1997, lên đến 9 triệu người. Một lần nữa, châu Âu có thể  dạy cho Mỹ một số bài học thị trường lao động: nhờ cải cách phúc lợi, tỷ lệ người châu Âu tham gia  lực lượng lao động hiện đang gia tăng.

Những bí mật về sự sụt giảm năng suất

Về lâu dài, cách mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tăng trưởng là người  lao động phải làm ra nhiều thành quả hơn, như họ đã làm trong những năm 1990. Nhưng nâng cao năng suất sẽ khó khăn. Suy thoái kinh tế trong thời gian qua đang cản trở việc nâng cao năng suất. Đổi mới thúc đẩy  năng suất và cải tiến trong thời đại mới sẽ đẩy mạnh tốc độ đổi mới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sản lượng tính theo giờ của công nhân Mỹ đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng  năm 2007.

Điều đó có thể thay đổi bởi vì các công ty cần phải mất một thời gian để phản ứng với công nghệ đột phá. Máy tính bắt đầu phổ biến từ những  năm 1980 nhưng tác động của chúng đã không xuất hiện trong các dữ liệu  trong hơn một thập kỷ qua. Một trào lưu đổi mới kế tiếp sẽ mất vài năm để có thể nâng cao sản lượng tính theo giờ. Sự phục hồi chậm chạp từ sau cuộc suy thoái có thể kéo dài sự chậm trễ này khi ngăn cản nhiều công ty đầu tư vào  công nghệ thông tin. Nhưng ở đây, các chính trị gia còn khiến vấn đề tồi tệ hơn.

Chính phủ Mỹ có thể để thúc đẩy đầu tư. Ví dụ, tăng chi tiêu công cho  cơ sở hạ tầng, có thể làm giảm tỷ lệ thuế doanh nghiệp để khuyến khích các công ty, chẳng hạn như AbbVie đang dự định chuyển trụ sở sang Anh thay vì đầu tư tại nước Mỹ. Và chính phủ Mỹ có thể bắt đầu cắt bỏ bớt những quy định vô tận mà các công ty nói rằng nó còn tồi tệ hơn các loại thuế. Nhưng chính phủ Mỹ đã không làm bất cứ điều gì để giải quyết những việc trên.

Tác động của một cuộc cách mạng từ phía nguồn cung với cải cách nhập cư, sửa đổi chương trình đào tạo đối với người khuyết tật, đầu tư cơ sở hạ tầng, bãi bỏ quy định và cải cách thuế doanh nghiệp, tất cả cần được tiến hành dần dần. Nhưng thậm chí có thể tăng cường sự phục hồi bằng cách khuyến khích đầu tư và ngăn chặn việc Fed tăng lãi suất quá sớm.

Các chính trị gia chu đáo đã cho ra đời các kế hoạch đối với những thay đổi của các lĩnh vực đó nhưng các kế hoạch của họ giống như nhiều thứ khác nữa là nạn nhân của tình trạng phân cực chính trị ở Mỹ. Đảng Cộng hòa đang muốn nới lỏng luật nhập cư, trong khi đảng Dân chủ lo ngại rằng, cải cách  nguồn cung lao động là một âm mưu làm tổn thương người dân Mỹ bình thường.

Cả hai Đảng của Mỹ đều quan tâm đến lợi ích đặc biệt của mình nhằm giữ thế cạnh tranh. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quá ít quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, tỷ lệ cược rằng nền kinh tế của Mỹ sẽ tiếp tục chậm chạp đang tăng lên.