Tại sao thế giới sẽ khó phục hồi từ khủng hoảng ngân hàng hơn?

Theo gafin.vn

(Tài chính) Từ trường hợp Nhật Bản, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nghiên cứu và phân tích lý do cho các nền kinh tế suy thoái hậu khủng hoảng ngân hàng.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khả năng hồi phục kinh tế ở các quốc gia châu Âu và Mỹ đã chậm lại, dấy lên mối lo ngại về sự đình trệ lâu dài. Kinh nghiệm của Nhật Bản năm thập niên 1990 cho thấy thậm chí những nền kinh tế phát triển, vốn có những công cụ chính sách quan trọng để không sảy chân rơi vào khủng hoảng ngân hàng, cũng có thể phải vật lộn để tránh suy thoái dài.

Một nghiên cứu mới đây của ADB cho hay: Khả năng phục hồi kinh tế từ những cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể kém hơn và mất thời gian hơn so với phục hồi từ những đợt suy thoái sâu truyền thống. “Hai thập kỷ mất mát” của Nhật Bản là minh chứng rất điển hình cho nhận định trên, và kinh nghiệm đó đã được tóm gọn và chuyển hóa thành những thuật ngữ như “suy thoái kiểu Nhật” hay “Nhật Bản hóa”.

Một thời kỳ suy thoái kinh tế dài trong thời điểm không chiến tranh là sự kiện không mới, đặc biệt ở những nước đang phát triển; “thập kỷ mất mát” của châu Mỹ Latinh vào thập niên 1980 chỉ là một thí dụ. Tuy nhiên “Nhật Bản hóa” là một hiện tượng gây ngạc nhiên được quan sát ở nền kinh tế thị trường đã chín mùi. Bởi ở đây các nhà chức trách được mặc định đã có đủ công cụ chính sách để đẩy lùi khủng hoảng ngân hàng và giải quyết các vấn đề kinh tế.

Ngân hàng phát triển châu Á công bố nghiên cứu về các đặc tính của “Nhật Bản hóa” và các yếu tố khã dĩ gây ra nguy cơ này. Đồng thời, ADB làm các phép so sánh với những đất nước khác đã từng trải qua khủng hoảng ngân hàng trong thập niên 1990, tiến hành phân tích các thuộc toán kinh tế của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăn trưởng dài hạn, cũng như đưa ra các lời khuyên để các nước có nguy cơ cao có thể tránh bị “Nhật Bản hóa”.

Các yếu tố dẫn đến “Nhật Bản hóa”

“Nhật Bản hóa” đại diện cho một thời kỳ suy thoái sâu và kéo dài tiếp nối sự sụp đổ của bong bóng tài sản. Từ đó dẫn đến khủng hoảng ngân hàng trên quy mô lớn. Suy thoái kinh tế hàm chứa hệ quả giảm xu hướng tăng trưởng GDP, tăng chậm hoặc không tăng tỷ lệ tổng vốn so với GDP, suy giảm tỷ lệ lãi suất ngắn và dài hạn, và tăng đáng kể tỷ lệ nợ công so với GDP.

Một yếu tố nữa là giá bất động sản, cổ phiếu giảm đáng kể nhưng hàng hóa giảm giá vừa phải nhưng liên tục và GDP danh nghĩa không tăng. Quá trình “Nhật Bản hóa” càng trầm trọng hơn bởi tốc độ già hóa dân số nhanh.

Một số yếu tố khác dẫn đến “Nhật Bản hóa” đó là phản ứng của các chính sách kinh tế vĩ mô chưa đầy đủ, tái cấu trúc ngành ngân hàng bị trì trệ, mức đầu tư từ doanh nghiệp thấp, mất khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng (TFP) chậm lại và dân số già.

Nhật Bản hóa.
ADB cho rằng các phản ứng chưa thỏa đáng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và các nhà chuyên trách là yếu tố then chốt. Thiếu sự cấp bách khi đưa ra chính sách, thêm vào là tổng tiền tiết kiệm trong nước lớn cũng như dự trữ ngoại hối và gói kích thích tài chính lớn là một lỗi nghiêm trọng.

So sánh với những nước trải qua khủng hoảng ngân hàng thập niên 1990

ADB đã làm phép so sánh những trải nghiệm của Nhật Bản với một vài quốc gia xảy ra khủng hoảng ngân hàng vào thập niên 1990. Trong phép so sánh này, biểu hiện kinh tế của Nhật nổi trội hơn ở một số điểm.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trên đầu người của Nhật trong những năm 1980 là 4%/năm. Đây là tỷ lệ khá cao so với nhóm nước trong OECD, và cao hơn nhiều so với những nước mới nổi của châu Á có thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn nhiều.

Thứ hai, đóng góp của tăng trưởng tổng vốn cho tăng trưởng GDP thực tế khá lớn so với nhóm nước OECD vào thập niên 1990, tuy nhiên lại suy giảm xuống mức rất thấp vào năm 2000.

Thứ ba, tỷ lệ tín dụng nội địa so với GDP cao hơn trong phép so sánh với các nước trong OECD, và cao hơn mức thông thường của các nền kinh tế mới nổi, nhưng đã giảm xuống bất thường vào những năm 2000.

Thứ tư, giá nhà trung bình đã giảm suốt hai thập kỷ 1990 và 2000.

Có thể nói trải nghiệm của Nhật Bản tương tự các quốc gia châu Á bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khủng hoảng tài chính: Indonesia, Hàn quốc, Malaysia,và Thái Lan. Đặc biệt, đóng góp từ tổng vốn giảm mạnh vào những năm 2000 ở Nhật hay các nước châu Á khác, biểu hiện rõ ở vốn ròng thấp hơn, trái ngược với các nước trong OECD hay các nước Mỹ La tinh. Từ đó cho thấy nguồn gốc của hiện tượng “Nhật Bản hóa” có một phần nguyên nhân bởi mô hình tăng trưởng đầu tư do khu vực ngân hàng cấp vốn.

Phân tích thuộc toán kinh tế

Các phân tích thuộc toán kinh tế của ADB nhằm mục đích nhận dạng các yếu tố quyết định của tăng trưởng GDP thực tế theo đầu người. Phương pháp phân tích có một số cải tiến: dựa trên đầu tư ròng thay vì tổng đầu tư, các thông số bình phương biểu diễn tỉ lệ lạm phát CPI và thành phần dân số già.

Kết quả cho thấy tổng vốn, tỷ lệ lạm phát CPI, mở cửa kinh tế được đo bởi số tiền đầu tư FDI chảy vào trong nước như tỷ lệ GDP, và tỷ trọng dân số già (65 tuổi trở lên) trên tổng dân số là những yếu tố quyết định của tăng trưởng GDP thực tế theo đầu người.

Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát CPI (hoặc giảm phát) và đầu tư ròng (hoặc đóng góp tăng trưởng vốn) rất thấp kết hợp với bản chất nền kinh tế đóng cửa và tình trạng dân số già, là nguyên nhân chủ yếu cho sự giảm tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản. Mặc dù chính sách nâng giá đồng yên vào giữa thập niên 1990 có thể đã gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng, các phân tích quy hồi đã không tìm thấy những tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái cho sự phát triển.

Nguy cơ “Nhật Bản hóa” và biện pháp phòng tránh

Vấn đề đặt ra là liệu Mỹ và một số nền kinh tế khu vực eurozone vừa trải qua khủng hoảng tài chính (đặc biệt lĩnh vực ngân hàng) quy mô lớn sẽ đối mặt với rủi ro trì tệ kinh tế dài hạn ra sao?

Về mặt tích cực, trường hợp khủng hoảng của Mỹ, Anh và Ý chứng tỏ tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình theo đầu người trước khủng hoảng toàn cầu thấp hơn Nhật Bản, dao động từ 1,2% ở Ý tới 2,5% ở Anh. Đóng góp phát triển từ tổng lượng vốn cũng thấp hơn so với Nhật Bản.

Về mặt têu cực, lạm phát CPI thấp và giảm đầu tư ròng sau thời kỳ khủng hoảng tài chính dấy lên nguy cơ “Nhật bản hóa”.

Mức tín dụng nội địa cao tương quan với GDP trong giai đoạn tiền khủng hoảng làm tăng thêm nguy cơ. Phản ứng chậm đối với các vấn đề ở khu vực ngân hàng trong eurozone cũng là điểm mấu chốt dẫn đến suy thoái dài hạn. Dân số già có thể là một yếu tố tiêu cực cho sự phát triển của các nền kinh tế phát triển, đơn cử như Đức và Ý, nhưng không tác động đáng kể đến Anh và Mỹ.

Giải pháp tốt nhất trước hết để tránh được các kiểu kinh tế trì trệ mà Nhật đã trải qua đó là ngăn chặn hiện tượng bong bóng bằng cách hâm nóng kinh tế, tăng trưởng tín dụng, đầu tư quá nhiều vào các tài sản cố định và đầu cơ thị trường tài sản. Từ triển vọng này, các chính sách kinh tế vĩ mô và thận trọng vĩ mô (marcoprudential) có thể ngăn chặn bong bóng giá tài sản.

Song, một khi bong bóng được thổi phồng lên và sau đó nổ thì chính sách tốt thứ hai là nhanh chóng giảm thiểu nhanh ảnh hưởng tiêu cực của sự sụp đổ như vậy vào ngành ngân hàng và toàn bộ hoạt động kinh tế thông qua chính sách điều tiêt tiền tệ.