Tháng hỗn loạn của kinh tế thế giới

Theo cafef.vn

(Tài chính) Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đều đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, những yếu tố địa chính trị mới xuất hiện lại đang phủ bóng đen lên toàn bộ thế giới.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
1) Châu Âu quay trở lại

Kể từ mùa hè năm nay, nền kinh tế châu Âu xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, những số liệu gần nhất khẳng định rõ ràng là toàn bộ châu Âu đang đạt được những bước tiến rõ rệt. 

Cả Tây Ban Nha và Italia đều ghi nhận chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 ở mức cao nhất kể từ mùa xuân năm 2011. Nước Đức vẫn khá vững chắc. Và, thậm chí cả Hy Lạp cũng đang hồi sinh với chỉ số PMI ở gần với mức trước khủng hoảng. 

Bảng được trích từ báo cáo của Markit thể hiện rõ tình hình ở châu Âu: 

Tháng hỗn loạn của kinh tế thế giới (1)

Và, không chỉ ở Eurozone, dữ liệu về kinh tế Anh và Tây Âu cũng khá sáng sủa. 

Ví dụ, chỉ số PMI của Cộng hòa Czech. Đồ thị của Ba Lan cũng có hình dạng tương tự. 

Tháng hỗn loạn của kinh tế thế giới (2)

Số liệu về châu Âu đã đi đúng hướng, khiến mọi thứ (từ nợ đến chính trị) suôn sẻ hơn.

2) Trung Quốc không sụp đổ 

Nhiều năm nay, Trung Quốc luôn được dự báo sẽ “hạ cánh cứng”. Một số người thì cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang “tan ra từng mảnh”. Ngược lại, một số khác cho rằng mọi thứ đều ổn và Trung Quốc chỉ tăng trưởng chậm lại mà thôi. 

Hồi đầu năm, nỗi lo lắng về kịch bản Trung Quốc hạ cánh cứng dâng cao. Tuy nhiên, những số liệu gần đây đã khiến nỗi lo lắng dịu bớt. 

Nhìn vào chỉ số PMI mới nhất, có vẻ như mọi thứ đang ổn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không ở mức cao như thời kỳ trước, tình hình không quá trầm trọng. 

Tháng hỗn loạn của kinh tế thế giới (3)

Quan trọng hơn, chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến tăng trưởng theo chất lượng (tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư ồ ạt). Trung Quốc cũng đẩy mạnh cải cách kinh tế và chống tham nhũng. Có thể, Trung Quốc không còn là khách hàng lớn nhất của thị trường hàng hóa thế giới như trong quá khứ. Tuy nhiên, Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn là kịch bản khó xảy ra. 

3) "Nỗi đau" của các thị trường mới nổi 

Rõ ràng là một vài nền kinh tế mới nổi "nóng" nhất thế giới đang trải qua giai đoạn tồi tệ. Indonesia và Ấn Độ là những nước gặp nhiều khó khăn nhất với các dữ liệu kinh tế ngày càng xuống dốc, vốn bị rút ra ồ ạt, đồng nội tệ cũng như TTCK "chìm nghỉm" và lạm phát tăng cao. 

Chỉ số PMI của Ấn Độ ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm trong khi Indonesia có thâm hụt cán cân vãng lai kỷ lục. TTCK Jakarta giảm 2,6%. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là triển vọng lãi suất của nước Mỹ tăng lên khiến đồng USD mạnh hơn và dòng tiền nóng bị đảo chiều. Đồng thời, những lỗ hổng trong các nền kinh tế này bộc lộ và đây là thời điểm để sửa chữa. 

4) Nước Mỹ chậm chạp

Nền kinh tế lớn nhất thế giới ghi nhận mức tăng trưởng lớn hơn dự báo và được cho là đang ở thời kỳ bước ngoặt. Thị trường lao động tiếp tục được cải thiện và ai cũng biết rằng thị trường nhà đất đã mạnh hơn rất nhiều. 

Thế nhưng, điều này đã diễn ra trong suốt 3 năm qua. Liệu lần này Mỹ có thể bật lên? Với tháng 9 đầy biến động trước mắt (tranh luận về ngân sách, khả năng thu hẹp chương trình kích thích, cuộc chiến trần nợ), một lần nữa có vẻ như nước Mỹ sẽ không thể thoát khỏi ngõ cụt. 

5) Một số xu hướng chủ đạo

Nguy cơ chiến tranh ở Syria khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. 

Giá dầu liên tục tăng. 

Nhật Bản có vẻ đang đi đúng hướng.

Iraq vẫn là một "mớ hỗn độn".