Thị trường tiền tệ sắp dậy sóng?

Theo Trí thức trẻ

Thị trường có thể bị tách ra thành hai, phân loại tất cả mọi thứ thành tài sản trú ẩn và tài sản rủi ro và từ đó nhà đầu tư phản ứng với tin tức hoặc sự kiện, bỏ qua tất cả những yếu tố căn bản.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thị trường tiền tệ toàn cầu không còn tự chủ lâu hơn được nữa. Thay vì được dẫn dắt bởi các dữ liệu kinh tế và chính sách tiền tệ, ít nhất kể từ năm 2013 thị trường ngoại hối được dẫn dắt bởi giá cổ phiếu và hàng hóa.

Hiện tại, mô hình được phổ biến trong giới đầu tư là risk on, risk off (hành vi đầu tư theo cảm nhận/mức độ chấp nhận rủi ro) đã trở lại.

Theo thuyết này, khi rủi ro được cảm nhận là ở mức thấp, giới đầu tư thường đổ tiền vào các tài sản có rủi ro cao; đây là tình huống risk-on. Ngược lại, trong bối cảnh risk-off, giới đầu tư bán các khoản có rủi ro cao để chuyển sang các tài sản có rủi ro thấp hơn hay thậm chí giữ tiền mặt.

Tại lúc risk on, risk off mạnh nhất, nó có thể tách thị trường tài chính ra thành hai, phân loại tất cả mọi thứ thành tài sản trú ẩn và tài sản rủi ro và từ đó nhà đầu tư phản ứng với tin tức hoặc sự kiện, bỏ qua tất cả những yếu tố căn bản.

Ảnh hưởng của Fed

Đạt đỉnh gần đây trong rất nhiều mối tương quan giữa tiền tệ và các tài sản khác đã đến sớm hơn trong năm nay sau khi 9.000 tỷ USD bốc hơi khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu.

Hiện tại, các mối liên kết đang tăng trở lại do nhà đầu tư chuẩn bị cho vô số thách thức gặp phải, từ việc Vương quốc Anh trưng cầu dân ý về việc tiếp tục làm thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đến động thái của Fed và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong tháng 11 tới.

Risk-on, risk-off chỉ có khả năng mạnh mẽ hơn nếu như Fed tiến gần hơn đến việc tăng lãi suất. Giới đầu cơ được dự đoán sẽ hành động trước khi đồng tiền và cổ phiếu tại thị trường mới nổi bị ảnh hưởng.

“Có một ranh giới nguy hiểm trong nhận định về động thái tăng lãi suất của Fed. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế có thể đương đầu với chính sách của Fed hay cảnh báo về những rủi ro sắp ập đến, đặc biệt là rủi ro tại các thị trường mới nổi?", Kit Juckes, chiến lược gia tại Societe Generale SA trụ sở tại London nhận định.

Tăng sự ràng buộc

Mối tương quan 120 ngày giữa chỉ số theo dõi 20 đồng tiền tại thị trường mới nổi và chứng khoán toàn cầu là 0,6, gần với mức cao nhất kể từ tháng 12/2013, theo số liệu của Bloomberg.

Con số trên cho thấy, một cách thường xuyên hơn, tiền tệ đang di chuyển đi đôi với thị trường chứng khoán và điều đó là quan trọng đối với nhà đầu tư khi họ có xu hướng xem cổ phiếu như một kênh đầu tư có rủi ro cao hơn so với các tài sản như trái phiếu chính phủ.

“Không còn nghi ngờ gì nữa là toàn bộ trò chơi risk on/risk off đang là một trong những xu hướng đầu tư được thịnh hành”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Daiwa Capital Markets Europe (London) và cũng là nhà phân tích tiền tệ tại công ty môi giới lớn thứ hai tại Nhật Bản - nhận định.

Scicluna cảnh báo rằng gói kích thích tiền tệ vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng. Mặc dù FED đã bắt đầu tăng lãi suất, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn sẽ bơm thêm tiền để nới lỏng định lượng (QE).