mạnh ra nước ngoài.

Tiền giá rẻ của Trung Quốc chảy về đâu?

Theo gafin.vn

Trong khi hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối mặt với tình trạng đóng băng tín dụng, dòng tiền giá rẻ của Trung Quốc vẫn chảy

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay hàng tỷ nhân dân tệ đối với chính phủ nhiều nước ở mức lãi suất thấp hơn hàng trăm điểm cơ bản so với khoản cho vay thương mại rẻ nhất ở trong nước. Các khoản tín dụng đó đã giúp tạo ra các hợp đồng xây hạ tầng như sân bay, trung tâm thương mại ở nước ngoài cho doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc.

Nhận định về tình trạng này, Kevin Gallagher, tác giả cuốn “The Dragon in the Room” nói về đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh, cho rằng, khi cơ hội trong nước giảm, rủi ro tăng, các ngân hàng chính sách có nhiều quyền năng hơn, và để duy trì họ cho vay đối với các nước có chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ cao.

Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc là các ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ hỗ trợ chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Cùng với nhiều ngân hàng khác, 2 ngân hàng này cho vay để thúc đẩy quan hệ với các nước từ Costa Rica đến Nga nhằm đảm bảo nguồn cung dầu, khí đốt và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Trung Quốc.

Tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết cho vay 3 tỷ USD đối với 10 nước vùng Caribbe. Trong đó, Ngân hàng phát triển Trung Quốc cấp khoản tín dụng tới 900 triệu USD để xây một nhà máy lọc dầu ở Costa Rica, cấp hơn 4 tỷ USD cho một công ty sản xuất dầu Venezuela trong khi công ty dầu khí Petroleos Mexicanos của Mexico cũng nhận được khoản vay 1 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Trong vòng 4 tuần kể từ khi lãi suất liên ngân hàng Trung Quốc lên kỷ lục 10 năm, hai ngân hàng này đã tài trợ 700 triệu USD xây sân bay và một trung tâm mua sắm ở Sudan, cấp 2 tỷ USD cho công ty dầu khí OAO của Nga, cho vay 334 triệu USD xây cao tốc ở Balkan, và 100 triệu USD cho một ngân hàng Nigeria cùng 500 triệu USD xây 4 sân bay ở đây.

Các khoản cho vay giá rẻ của Trung Quốc cũng nhằm tạo lập quan hệ. Venezuela đã nhận khoản vay hơn 40 tỷ USD từ Trung Quốc kể từ năm 2008, đổi lại, Venezuela sẽ hoàn trả bằng dầu khí. “Thiết lập quan hệ chính trị tuy không phải là ưu tiên hàng đầu nhưng có thể là ưu tiên thứ 2”. Tóm lại, lập quan hệ ngoại giao cũng là một phần trong chức năng của 2 ngân hàng Trung Quốc (nêu trên)”.

Giám đốc Viện Hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ thương mại Trung Quốc dự báo, tổng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 có thể lên tới 550 tỷ USD.