Trung tâm tài chính London rạn nứt vì Brexit

Theo Trí thức trẻ

Đối với các lãnh đạo và nhân viên người nước ngoài đang làm việc ở Londone, Brexit là một cơn ác mộng. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người cho rằng chính sự pha tạp hiện nay đã phá nát khu phố tài chính lâu đời và khiến nó trở nên kém hấp dẫn.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Daniel Hodson bắt đầu nổi danh ở khu tài chính London (hay được gọi với cái tên the City hay City of London) từ những năm 1990, với xuất phát điểm là và trên cương vị là giám đốc điều hành của sàn giao dịch tương lai lớn nhất châu Âu. Giờ đây, gần 20 năm sau, chính bản thân ông lại muốn the City rời khỏi châu Âu.

“Theo tôi khu vực này nên phát triển trên nền tảng là những điều xưa cũ”, chuyên gia tài chính kỳ cựu người Anh nói sau khi nhấp một ngụm vang đỏ. Ông đang ngồi trong một căn phòng lớn mang đậm chất Gothic được trang trí bằng những tấm thảm in hình hiệp sĩ cưỡi ngựa đấu thương. Trên tường còn có một bức tranh sơn dầu vẽ lại buổi lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II.

Cách đó nửa dặm, Xavier Rolet – vị giám đốc điều hành người Pháp của sàn giao dịch chứng khoán London – lại đang rất lo lắng về tương lai của London. “Rời khỏi EU - Brexit - sẽ là một đòn giáng mạnh vào khu tài chính London”.

Rất lâu trước khi Anh bỏ phiếu về việc có nên rời EU hay không, trung tâm tài chính của London đã bị chia đôi. Đối với các lãnh đạo và nhân viên người nước ngoài đang làm việc ở các ngân hàng toàn cầu – những người đã ồ ạt tới London sau khi đồng euro ra đời năm 1999, Brexit là một cơn ác mộng. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người Hodson cho rằng chính sự pha tạp hiện nay đã phá nát khu phố tài chính lâu đời và khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các đối tác.

“Những đối thủ thực sự của chúng tôi nằm ở bên ngoài châu Âu. Đó là New York, Singapore, là Hồng Kông”, ông Hudson nói.

Khi Đế quốc Anh sụp đổ, City of London gần như cũng đã bị “nhấn chìm”. Tuy nhiên, trong những năm 1960, trung tâm tài chính này đã tự hồi sinh nhờ sự bùng nổ của thị trường giao dịch eurodollar (tên gọi của những đồng USD lưu hành hay giao dịch ở châu Âu). Các ngân hàng Mỹ đua nhau tới đây, giúp tăng cường sức mạnh của London trong cuộc đua trở thành trung tâm tài chính thế giới với New York. Ở khu này có nhiều ngân hàng Mỹ đến Moorgate – khu phía Bắc của the City – từng được mệnh danh là “Đại lộ Mỹ”.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Oxford, Hodson bắt đầu làm việc ở the City từ những năm 1960, tại một chi nhánh của JPMorgan Chase đặt ở phố Lombard. Ông thích nhớ lại những ngày tháng xưa cũ từ những năm 1990, khi đang điều hành LIFFE – sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn London. Ông vừa là CEO vừa là người giám sát sàn giao dịch này khi mỗi tháng sẽ họp với lãnh đạo NHTW Anh 1 lần.

Theo người đàn ông đã 72 tuổi này, Brexit sẽ “đuốc cháy ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho nước Anh quay trở lại với những điều tốt đẹp”.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Vừa bước sang tuổi 56, trong ký ức của Rolet về London thời kỳ trước khi đón nhận làn sóng các công ty tài chính nước ngoài, nơi đây chỉ là vùng đất trũng được biết đến nhiều nhất bởi một vài nhà hàng khá ngon. Nếu không vào EU, trung tâm tài chính của London sẽ chỉ ngang tầm Madrid.

Nhiều vị CEO của các ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn cũng cho rằng khả năng tiếp cận thị trường chung châu Âu chính là yếu tố quyết định để họ đặt trụ sở ở London.

Từ nhiều thế kỷ nay, hoàng gia Anh và Chính phủ nước này vẫn nhún nhường the City và ngầm hiểu rằng đây là nơi sẽ mang về lượng thuế khổng lồ để lấp đầy ngân khố. Tuy nhiên, năm 2008, hàng tỷ bảng tiền thuế của người dân lại được dồn vào những gói cứu trợ dành cho các ngân hàng làm ăn bết bát và do đó luật ngầm đã bị phá bỏ. Giờ đây Chính phủ Anh và EU đều thắt chặt kỷ cương với the City.

Hồi đầu năm nay, khoảng 100 người trong hội đồng thành phố đã gặp nhau để bàn về thái độ của the City đối với sự kiện Brexit. Họ tranh luận nảy lửa trong hơn 2 giờ đồng hồ. Một số người cho rằng nên giữ thái độ trung lập, nhưng kết quả cuối cùng là phản đối Brexit.

Điều này khiến Hodson rất túc giận và ngay lập tức ông đã viết một lá thư với những lời lẽ hết sức mạnh mẽ gửi tới hội đồng. Ông cũng lập ra một nhóm vận động hành lang có tên “City for Britain” để thực hiện chiến dịch ủng hộ Brexit. Nhóm này thường xuyên đăng bài trên blog và nhiệt tình tham dự các cuộc tranh luận công khai về vấn đề Brexit.

Trong khi đó một số nhà quản lý quỹ và lãnh đạo ngân hàng cũng đang vận động ở lại EU. Mới đây CEO của JPMorgan Chase là James Dimon đã lên tiếng cảnh báo rằng Brexit sẽ khiến nước Anh mất hàng nghìn việc làm.

Rolet cho rằng những người thuộc thế hệ trước như ông Hodson “chỉ đơn giản là không hiểu thế giới đã thay đổi như thế nào”. Hơn nữa, vị giám đốc người Pháp đang đợi cuộc trưng cầu dân ý qua đi để đẩy mạnh dự án đầy tham vọng của mình: sáp nhập sàn chứng khoán London vào Deutsche Börse – đối thủ đến từ nước Đức.