Bảo hiểm tiền gửi: Ngóng chờ giải pháp...

TS. PHẠM THỊ ĐỊNH - Đại học Kinh tế quốc dân

(Tài chính) Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam ra đời vào năm 2000 nhưng đến năm 2012, Luật BHTG mới được thông qua. Thực tế hoạt động của BHTG đang bộc lộ một số hạn chế về cơ chế, chính sách đang cần được khắc phục.

Bảo hiểm tiền gửi:  Ngóng chờ giải pháp...
Tính chung, kể từ khi thành lập đến cuối năm 2012, tổng phí bảo hiểm thu được của BHTG đạt khoảng 8.131 tỷ đồng. Nguồn: internet

Nhìn t thc trng

Sau 13 năm hoạt động, BHTG đã từng bước phát triển và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Năm 2012, BHTG có 1.237 tổ chức tham gia, trong đó có: 90 ngân hàng, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1.136 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Tổng phí bảo hiểm thu được trong năm là trên 2.057 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011) với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng (so với năm 2011 là 1,1 triệu tỷ đồng).

Tính chung, kể từ khi thành lập đến cuối năm 2012, tổng phí bảo hiểm thu được của BHTG đạt khoảng 8.131 tỷ đồng. Đến hết năm 2012, BHTG đã thực hiện chi trả khoảng 20 tỷ đồng cho người gửi tiền tại 37 quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh đó, BHTG đã góp một phần vào việc ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt, tạo lập niềm tin cho công chúng gửi tiền, phòng tránh được sự đổ vỡ dây chuyền của các quỹ tín dụng. Đồng thời, thực hiện các hoạt động giám sát định kỳ đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG, thực hiện một số cho vay đối với các quỹ tín dụng gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh toán, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng nước ta được an toàn.

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, thực tế hoạt động của BHTG đang bộc lộ một số hạn chế về cơ chế, chính sách đang cần được khắc phục. Cụ thể, với mô hình chi trả với quyền lợi mở rộng của BHTG Việt Nam chưa phát huy được đầy đủ chức năng. Các hạn chế về cơ sở pháp lý, năng lực tài chính, trình độ cán bộ cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, BHTG hầu như chỉ hoạt động theo mô hình chi trả thuần túy. Các chức năng thanh tra, giám sát hay các chức năng mở rộng khác đòi hỏi BHTG có được lượng thông tin lớn từ Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính…

Cùng với đó, hạn mức BHTG ở nước ta còn quá thấp, không đáp ứng nhu cầu xã hội. Với quy định hạn mức chi trả hiện nay là 50 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG và được duy trì cho đến nay. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, năm 2011 tỷ trọng tiền gửi có số tiền dưới 50 triệu chỉ chiếm 19% tổng lượng tiền gửi trong năm. Như vậy, nếu các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngừng hoạt động, trên 81% tổng lượng tiền gửi không được chi trả đủ 100% cả gốc và lãi. Ngoài ra, còn hàng loạt tồn tại khác như:

- Vốn của BHTG còn nhỏ. Sau gần 13 năm hoạt động, hiện nay tổng vốn của BHTG khoảng 9.000 tỷ đồng, chỉ gấp 3 lần vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại. Trong khi đó, số lượng tổ chức tham gia BHTG ở nước ta năm 2012 là 1.182 tổ chức. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hệ thống, BHTG khó tránh khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Tổng phí bảo hiểm thu được trong năm là trên 2.057 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011) với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng (so với năm 2011 là 1,1 triệu tỷ đồng). Tính chung, kể từ khi thành lập đến cuối năm 2012, tổng phí bảo hiểm thu được của BHTG đạt khoảng 8.131 tỷ đồng.

- Mức phí đồng hạng, không có sự phân biệt về mức độ rủi ro, không tạo ra sự công bằng cho các tổ chức tham gia BHTG. Theo nguyên tắc tính phí chung của bảo hiểm, phí bảo hiểm áp cho mỗi đối tượng tham gia phải thể hiện được mức độ rủi ro của đối tượng đó. Mức phí “cào bằng” như nhau sẽ không tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG cũng như thiếu sự khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh và hiệu quả.

Mt s khuyến ngh

Về mô hình hoạt động của tổ chức BHTG: Theo Luật BHTG, tổ chức BHTG vẫn hoạt động theo mô hình chi trả với quyền lợi mở rộng, vẫn duy trì đầy đủ các chức năng thanh tra, giám sát như trước đây. Tuy nhiên, cần nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của BHTG trong thời gian tới như sau:

- Xây dựng nội dung và quy trình thanh tra, giám sát của BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG, vừa đảm bảo tính công khai minh bạch của công tác thanh kiểm tra, vừa hạn chế việc cán bộ BHTG lạm dụng chức quyền tiếp cận thông tin nội bộ không phù hợp với công tác thanh tra, giám sát.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, giám sát của BHTG để có đầy đủ kiến thức về các hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ đánh giá rủi ro và qua đó đánh giá được chính xác thực trạng của từng ngân hàng đang tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về hạn mức chi trả: Hạn mức chi trả BHTG cần phải được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ (trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, một số nước trong khu vực Châu Á như Phillipines, Malaysia, Singapore, Hồng Kông đều đã sử dụng biện pháp tuyên bố đảm bảo toàn bộ tiền gửi (tức là không giới hạn). Theo Hiệp hội BHTG quốc tế IADI, trong điều kiện kinh tế - xã hội bình thường, hạn mức chi trả BHTG thông thường gấp 4 - 5 lần GDP bình quân đầu người. Theo dự kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư đến năm 2015, con số này đạt khoảng 2.100 USD, do đó hạn mức trách nhiệm của BHTG nước ta trong thời gian tới cần tăng lên khoảng 150 - 200 triệu đồng.

Về vốn: Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng thanh toán cho bất kỳ tổ chức bảo hiểm nào nói chung, của tổ chức BHTG. Để tăng hạn mức chi trả BHTG, việc tăng vốn cho BHTG là việc làm tất yếu từ các nguồn sau:

- Tiếp tục tăng vốn được bổ sung từ phí bảo hiểm thu được.

- Ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp vốn cho BHTG.

- Xây dựng các cơ chế để BHTG có thể mở rộng các hình thức đầu tư mở ra khả năng tích lũy vốn cao hơn. Hiện các hình thức đầu tư mà BHTG được phép thực hiện là rất hạn chế và đều có độ an toàn rất cao so với các loại hình bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thương mại (không nên quy định cụ thể hoạt động đầu tư của BHTG ở Luật mà ở các văn bản dưới Luật đảm bảo điều chỉnh linh hoạt hơn).

Về phí bảo hiểm: Thực hiện hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro đã được quy định trong Luật BHTG, mỗi mức phí cần trở thành một tín hiệu đánh giá thực trạng của mỗi ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần hết sức thận trọng khi xây dựng các nguyên tắc và cơ sở đánh giá rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG một cách khách quan, công bằng và chính xác, làm cơ sở đề xuất khung phí bảo hiểm cũng như mức phí áp dụng cho từng tổ chức tham gia BHTG cụ thể. Việc thay đổi khung phí, mức phí cũng cần quy định khoảng thời gian phù hợp để các tổ chức tham gia BHTG có điều kiện xây dựng, điều chỉnh phần mềm tính phí.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 7 – 2013