Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Reenco Sông Hồng:

SAU “VẤP NGÔ, SẼ LỚN HƠN
Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát cùng với gói hỗ trợ giãn, giảm thuế đối với các DN nhỏ và vừa của Nhà nước đang phát huy tácdụng tích cực, với bằng chứng có hơn 2.000 DN đã hoạt động trở lại. Tuynhiên, thị trường bất động sản (BĐS) luôn được coi là thị trường hàng hóađặc biệt, chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách vĩ mô. Sau khi Nghị địnhsố 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụngđất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Nghị định số71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đến nay, một số nội dung đã không còn phù hợp với tình hình thựctiễn. Để làm lành mạnh hóa thị trường BĐS, cần định hướng chính sách dàihạn thu hút chủ đầu tư và nhà đầu tư tham gia vào thị trường, cùng với đó chính sách của Nhà nước phải kiểm soát dòng tiền chảy vào thị trường hiệu quả thì trong tương lai địa ốc mới tốt lên.

Chuyên gia chia sẻ về "chiêu thức" cứu thị trường bất động sản - Ảnh 1

Nhìn nhận về thị trường địa ốc Việt Nam trong thời gian qua, tôi cho rằng,thị trường còn đang ở giai đoạn sơ khai nên khó tránh khỏi những “vấp ngã”.Bài học xương máu của các nhà đầu tư địa ốc sau trào lưu “nhà nhà đi buônBĐS”, gây hỗn loạn thị trường với những cơn sốt ảo còn đó… Tuy nhiên, tôicho rằng thị trường BĐS Việt Nam “vấp ngã ở tuổi 20”, giống như một người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm là điều hết sức bình thường. Có khi chính sự“vấp ngã” này lại là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, DN cơ cấu lại sản phẩm,cấu trúc lại DN để vượt qua khó khăn.Phải có giải pháp đồng bộ...

Ông Ngô Hoàng Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần CONINCO Đầu tư bất động sản và tư vấn xây dựng Coninco - Housing:

PHẢI CƠ CẤU LẠI SẢN PHẨM
Sau thời kỳ phát triển hoàng kim và quá nóng cách đây vài năm, nay thị trường BĐS “nguội lạnh”, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự phụ thuộcquá lớn vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng và tình trạng giới đầu cơ thaotúng dẫn tới thị trường mất cân đối cung - cầu (khủng hoảng nguồn cung trong khi nhu cầu của người tiêu dùng hạn chế). Hơn nữa, mức giá bán sản phẩm vẫn còn cao, không phù hợp với khả năng thanh toán cùng tâm lýngười mua là chờ giá giảm thêm nên thanh khoản rất kém.

Chuyên gia chia sẻ về "chiêu thức" cứu thị trường bất động sản - Ảnh 2

Tôi cho rằng, bối cảnh hiện nay đòi hỏi DN phải tự cứu lấy mình bằng cách tái cấu trúc trong đó chú trọng vào nhân sự, nguồn vốn và cơ cấu sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Theo tôi, để thị trường BĐS pháttriển đồng đều và toàn diện thì Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ cho người mua nhà thuộc phân khúc nhà ở xã hội bên cạnh những chính sách khuyến khích phát triển nhà ở thương mại. Qua đó gián tiếp hỗ trợ chủ đầu tư, DN kinh doanh BĐS tháo gỡ khó khăn bằng nhóm giải pháp đồng bộ, thận trọng từ chính sách của Nhà nước, ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng.

Ông Trần Đức Diễn, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Maxland:

TẠO DỰNG NIỀM TIN, KÍCH CẦU THỊ TRƯỜNG
Chưa có thời điểm nào nhà đầu tư, khách hàng lại mất niềm tin vào thịtrường BĐS như thời điểm vừa qua. Do vậy, để lấy lại niềm tin cho giới đầu tư và kéo người tiêu dùng quay trở lại thị trường, Hiệp hội BĐS Việt Namvà Câu lạc bộ BĐS Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch BĐS trong 3 ngày, từ19 - 21/10 với sự tham gia của các “ông lớn” có uy tín trong làng BĐS như:Công ty Kinh doanh BĐS Viglacera, Công ty cổ phần Phát triển Thương mạiVinaconex, Công ty cổ phần xây dựng số 9 Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tưHải Phát, Công ty công ty Đầu tư Reenco Hòa Bình…

Chuyên gia chia sẻ về "chiêu thức" cứu thị trường bất động sản - Ảnh 3

Khắc phục điểm yếu của thị trường, “phiên chợ” BĐS - sự kiện được coi là“hot” nhất năm 2012 đã giúp nhà đầu tư, DN và khách hàng tìm kiếm cơ hộiđầu tư thực sự. Phiên chợ lần này đã khắc phục được những hạn chế đangtồn tại trên thị trường, đó là tính pháp lý của dự án khi mang ra bán tại hội chợ được kiểm chứng bởi ban tổ chức bằng thư bảo lãnh dự án; giá thànhsản phẩm ở mức trung bình từ 14 -28 triệu đồng/m2; lựa chọn chủ đầu tưcó uy tín và có đủ năng lực triển khai dự án bằng chính gói tín dụng cho vay của ngân hàng với dự án mà chủ đầu tư chào bán tới khách hàng. Mộtsố dự án tiêu biểu được bán tại “phiên chợ” lần này gồm: Indochina Plazavới mức giá từ 50-60 triệu đồng/m2, Golden Land 25 -30 triệu đồng/m2,Xuân Mai Tower 14-16 triệu đồng/m2; Flamingo Đại Lải có giá khoảng 2,8tỷ đồng/căn hộ…

Ông Lê Chí Hiếu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh:

CƠ HỘI ĐỂ TÁI CẤU TRÚC...
Thời gian vừa qua, thị trường BĐS sụt giảm đã tác động đến nhiều lĩnh vực trong đó có vật liệu xây dựng, làm gia tăng hàng tồn kho khiến sản xuất đình trệ. Bởi vậy, tháo gỡ khó khăn cho BĐS sẽ tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác. Một số DN BĐS đã tìm cách “vượt khó” bằng chia nhỏ diện tích căn hộ, hạ giá bán các dự án mới và đây là giải pháp có tính khả thi rất cao. Đầu tư xây dựng căn hộ nhỏ tôi nghĩ không gây áp lực về hạ tầng xã hội, DN dễ bán được hàng.

Chuyên gia chia sẻ về "chiêu thức" cứu thị trường bất động sản - Ảnh 4

Tình hình thực tế cho thấy, các DN BĐS đang thiếu vốn trầm trọng và lỗ hàng trăm tỷ đồng sau khi thị trường“đóng băng”. Tuy nhiên, trong khó khăn lại là cơ hội để tái cấu trúc hoạt động của DN, buộc DN phải thích nghi với sự thay đổi để tồn tại. Bên cạnh đó, “liều thuốc” tăng năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển, các DN phải triển khai nhiều giải pháp cho căn bệnh đói vốn, mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư tư nhân, tìm kiếm đối tác chiến lược, huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu DN…

Theo Tài chính & Đầu tư số 10 - 2012

Chuyên gia chia sẻ về "chiêu thức" cứu thị trường bất động sản

(Tài chính) Những tháng cuối năm 2012, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tài chính & Đầu tư đã cùng trao đổi với các chuyên gia để nhận diện những "nút thắt" và tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường.

Xem thêm

Video nổi bật