Cú hích mới cho thị trường?

Theo dddn.com.vn

(Tài chính) Không đạt tới 100.000 tỷ đồng như “gói tín dụng tin đồn” đã lan truyền trên thị trường, gói tín dụng 50.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Tập đoàn Thiên Thanh phối hợp vừa chính thức đưa ra thị trường vẫn chứa nhiều yếu tố đáng hy vọng.

Bộ Xây dựng đã lên danh mục 81 dự án được được duyệt cấp vốn tín dụng trong gói hỗ trợ. Nguồn: internet
Bộ Xây dựng đã lên danh mục 81 dự án được được duyệt cấp vốn tín dụng trong gói hỗ trợ. Nguồn: internet

Liên kết bao giờ cũng giúp các DN giảm thiểu chi phí, có thể hỗ trợ chiến thuật cổ xưa hàng đổi hàng lẫn hậu thuẫn phối hợp hàng bán, khấu trừ, đối vốn… tốt hơn cho chính DN.

Đi cùng hiệu quả?

Từ 2009 tới nay, Việt Nam đã có 2 gói kích cầu. Gói thứ nhất có trị giá 150.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8 tỷ USDn năm 2009. Hiệu quả của gói này khi vào triển khai không được đánh giá cao do một phần dòng vốn đi chệch mục tiêu, góp phần tăng bong bóng lạm phát. Năm 2013, Chính phủ có thêm gói kích cầu thứ 2 dành riêng cho lĩnh vực địa ốc với mục tiêu phá băng bất động sản, góp phần xử lí nợ xấu và giải phóng hàng tồn kho. Đến nay, sau 9 tháng đi vào triển khai, tỷ lệ đạt khá thấp chưa tới 10% khiến gói tín dụng này không còn được đánh giá cao. 

Với cùng một đối tượng là thị trường địa ốc và vật liệu xây dựng (VLXD) (đối tượng trực tiếp), nhắm vào DN, gói tín dụng của VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh đưa ra trong bối cảnh này là dòng tín dụng có ý nghĩa kích cầu thứ ba, nhưng là gói tín đầu tiên xuất phát từ nỗ lực vốn tư nhân.

Theo lẽ đó, cho 50.000 tỷ đồng nếu so với số lượng tồn kho địa ốc trên thị trường, hay lượng hàng tồn kho của thị trường VLXD hiện tại, chưa thực sự đạt mức độ tương đương, song lại hàm nghĩa nhưng nỗ lực nhằm hướng đến xoay chuyển cục diện kinh doanh của một ngành, một lĩnh vực, tới cục diện kinh doanh của những ngành liên quan và các lĩnh vực có tương quan.

Đánh trúng nỗi chờ đợi của DN cũng như sự sốt ruột của toàn thị trường lúc này, VNCB và Thiên Thanh liệu sẽ làm nên chuyện?

Liên kết 4 nhà: Mô hình mới cần bài học cũ

Trong một cuộc trao đổi với báo giới gần đây, ông Trần Xuân Châu - Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho hay NHNN thời gian qua đã nhận được nhiều kiến nghị mở rộng tỷ lệ cho vay đối với DN ở mức cao hơn hiện tại, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với gói 30.000 tỷ đồng.

Theo ông Châu, xác nhận đăng ký của BIDV, Vietinbank, Agribank là đã có 18 hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng dành cho DN (20 dự án) với số tiền cam kết giải ngân từ nguồn tái cấp vốn của NH là 1.775 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,7% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho DN; trong đó đã giải ngân cho 12 DN (13 dự án) với số tiền là 591 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng cũng đã lên danh mục 81 dự án được được duyệt cấp vốn tín dụng trong gói hỗ trợ, nhưng trong đó có nhiều dự án vẫn đang ách tắc ở các khâu hoàn tất thủ tục pháp lý, dẫn đến việc duyệt hồ sơ và giải ngân chậm trễ hơn tiến độ dự định.

Từ thực tiễn này, ông Châu cho rằng bên cạnh việc nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ vốn dành cho DN vay trong gói tín dụng hỗ trợ, việc các NH được tham gia giải ngân tích cực chủ động trong việc tạo chuỗi liên kết 4 nhà sẽ có ý nghĩa tạo giá trị, tăng thúc đẩy dòng vốn và tiến độ giải ngân, tăng hiệu quả hỗ trợ tới DN, tới thị trường.

Cách làm của VNCB và Thiên Thanh nôm na là hai trong một - vốn đi kèm VLXD.

Liên kết 4 nhà của VNCB và Thiên Thanh chủ trì, theo nghĩa mới không tập trung tới đối tượng người mua sau cùng, mà phát xuất từ khách hàng tổ chức, đi từ ngân hàng - tổ chức người bán, cung cấp nguồn vốn cho các đơn vị/ DN tới nhà tổ chức, cung ứng tới nhà xây dựng, nhà thầu và nhà sản xuất VLXD. Đây là định vị chiến lược kinh doanh của VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh đang hướng tới. Còn 50.000 tỷ đồng là bước khởi điểm. Người mua sau cùng sẽ được hưởng lợi trên cơ sở sự liên kết 4 nhà nhằm tạo sản phẩm với chi phí thấp, cung ra thị trường.

Thực tế năm 2013, mô hình liên kết 4 nhà cũng đã được chính VNCB thí điểm thông qua sự phối hợp cùng BIDV trong một loạt các kí kết hợp tác với các DN. Kết quả của kí kết thí điểm này ra sao, chưa được NH hay DN nào công bố, nhưng về mặt lí thuyết thì sức mạnh của bó đũa vẫn lớn hơn sức mạnh của một chiếc đũa. Liên kết bao giờ cũng giúp các DN giảm thiểu chi phí, có thể hỗ trợ chiến thuật cổ xưa hàng đổi hàng lẫn hậu thuẫn phối hợp hàng bán, khấu trừ, đối vốn… tốt hơn cho chính DN.

Như vậy bước đầu có thể hình dung cách làm của VNCB và Thiên Thanh nôm na là “combo” hai trong một - vốn đi kèm VLXD. Trên cơ sở “combo”, vừa tạo vốn đồng thời tạo sân chơi trao đổi, đối trừ hàng hóa qua sàn VLXD, khơi thông hàng hóa qua nhiều hình thức và kỹ thuật khác nhau.

Vấn đề còn lại không chỉ phụ thuộc các kỹ thuật “phái sinh” của nhà chủ trương sản phẩm mà còn tùy vào khả năng linh động và cơ chế mở tới mức độ nào trong giới hạn an toàn của dòng vốn tư nhân. Cùng với đó, là sự rút tỉa từ bài học giải ngân của hai gói kích cầu Nhà nước, hiệu quả làm luôn thiết thực hơn… trị giá các con số đưa ra. Đặc biệt, hiệu quả đó cũng cần được phủ sóng, lan tỏa tới tất cả các chủ thể tham thị trường, chứ không phải một vài thành viên trên thị trường.