Dominic Scriven: "TTCK Việt Nam sẽ hấp dẫn nhất trong khu vực vào năm 2012"

Theo Cafef.vn

Nếu nhìn tương quan với thị trường các nước trong khu vực thì không có thị trường nào hấp dẫn như thị trường Việt Nam giai đoạn này.

Sáng ngày 22/03/2011, trong Đi hi nhà đu tưthường niên năm 2011 ca Quđu tư Chng khoán Vit Nam (VFMVF1), ông Dominic Scriven – chtch VFM -  Tổng giám đốc Dragon Capital đã có nhng chia sv20 năm hot đng ti Vit Nam ca ông cũng như đánh giá sc khe kinh tế Vit Nam, Thtrường chng khoán thi gian qua và giai đon mi này.

“Năm nay tôi có hơn 50% hoạt động trong ngành chứng khoán. Tôi rút lại 1 bài học là ngành này không bao giờ đều đều. Có lúc mình lên cao – vui, có lúc mình xuống thấp – buồn. Đây là tính chất nghề của chúng ta. Năm nay cũng là năm thứ 20 tôi có mặt tại Việt Nam”.  

20 năm nhìn lại - nền kinh tế trong nước tương đối khỏe

Ông Dominic chia sẻ, năm 1991, ông đến Hà Nội, khi đó Việt Nam mới có khoảng 100 công ty tư nhân. Trong ký ức của ông, thành phần tư nhân sôi động nhất là khu vực kinh doanh nhà hàng. Thời điểm đó, văn hóa không khuyến khích người chủ nhà hàng mở thêm các nhà hàng tại những địa điểm khác. Do đó, người chủ chỉ dùng tên phố phường để đặt tên cho nhà hàng. Rõ ràng, khi chúng ta nhìn lại hôm nay mọi thứ khác hẳn. 

Nghĩa vụ của Chính phủ là phát triển đời sống nhân dân, trong 20 năm qua chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, quá trình phát triển này trải qua các giai đoạn thăng trầm.  Việt Nam đang ở trong giai đoạn yếu, lại kéo dài hơi lâu. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh quá đến mức mất khả năng kiểm soát ở chính sách tiền tệ.

Về xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh sau đợt khủng hoảng vừa qua. Nếu chúng ta nhìn vào hoạt động đầu tư của khu vực đầu tư  nước ngoài trực tiếp, FDI, chúng ta thấy rằng họ vẫn rất nhiệt tình đầu tư vốn vào Việt Nam. Nếu lấy số lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam so với GDP của quốc gia, chỉ số này của Việt Nam cao nhất trong khu vực Châu Á.

Sản xuất công nghiêp
, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với khu vực nhà nước. Theo ông Dominic, nguyên nhân do khả năng cạnh tranh cơ bản của Việt Nam gồm nhân công, chất lượng, khối lượng và giá cả, chỉ khoảng ¼  so với Trung Quốc. Do đó, “tôi cho rằng nền kinh tế trong nước tương đối khỏe – thực tế doanh số bán lẻ tăng trưởng hơn 20% trong năm vừa qua” – Dominic nhận xét.

Nhưng kinh tế Việt Nam có một số vấn đề: nhập siêu tăng và dự trữ giảm, lạm phát tăng lên và đồng nội tệ mất giá trên thị trường. Đâu là những nguyên nhân của các vấn đề này?

Chuỗi vấn đề: đầu tư công – tín dụng- nhập siêu – lạm phát


Trước hết vấn đề kinh tế Việt Nam đến từ khu vực công - đầu tư công - đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách. Hiệu quả đầu tư công sụt giảm bởi các doanh nghiệp quốc doanh (SOE – State Own Enterpise) sử dụng 40% tổng vốn đầu nhưng chỉ góp 15-20% GDP . Việc sử dụng vốn của các SOE đã làm cho cung tiền và tỷ lệ nợ vay tăng.

SOE có thể đầu tư nhiều do sự tăng trưởng của tín dụng và mức tín dụng. Mức độ tăng trưởng tín dung gấp 2 lần so với GDP qua nhiều năm, số dư tín dụng khoảng 120% không phải là lớn quá nhưng mức độ tăng trưởng  nhanh quá. Từ đó sinh ra nhiều chu kỳ không ổn định trong sự phát triển trong tổng phương tiện thanh toán và tín dụng gây ra những biến động về lãi suất. Như vậy, chuỗi vấn đề của Việt Nam bắt đầu từ đầu tư công, lấn qua tín dụng, qua nhập siêu và tới lạm phát.

Từ sau khi sự kiện Vinashin vỡ ra, mỗi tháng chính phủ lại có một thông điệp mới- kiểm soát lạm phát và thắt chặt tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chính phủ bắt đầu cổ phần hóa và bán bớt tài sản doanh nghiệp nhà nước...

Nhìn lại toàn bộ bức tranh, vấn đề nhập siêu là vấn đề của ngày hôm qua không phải là vấn đề của hôm nay. Từ đỉnh cao năm 2008, tỷ lệ nhập siêu đang giảm xuống do tốc độ phát triển liên tục hàng xuất khẩu cao hơn tốc độ phát triển hàng nhập khẩu - ở đây đã loại trừ vàng và dầu. 2 tháng đầu năm xuất khẩu Việt Nam tăng hơn 30% và nhập khẩu khoảng hơn 20%.

Vậy vấn đề còn lại của Việt Nam là cán cân thanh toán BOP – không phải do dòng tiền nóng hay nợ nước ngoài. Tài khoản vãng lai (CA) thâm hụt, nhưng mức thâm hụt chỉ bằng ½ so với trước đây, trong khi đó tài khoản vốn (CF) có số vốn chảy vào gấp 3 lần. Điều này có nghĩa Việt Nam không mất dự trữ. Nếu cộng CA và CF ta có số dư dự trữ của Việt Nam đã tăng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cho thấy Việt Nam đang thâm hụt 3 tỷ USD, nguyên nhân do sai và sót (E&O) năm 2010 lên đến 12 tỷ USD.

Sai và sót khá lớn – biểu tượng của sự mất lòng tin trong xã hội của Việt Nam. Trong khi đó nếu nhìn vào dự trữ vàng và USD do dân nắm giữ lên đến 66 tỷ USD chiếm 65% GDP. Do đó vấn đề niềm tin có thể khắc phục được bằng cách không chỉ khắc phục thành phần công  (đầu tư công), ngành ngân hàng, cán cân thanh toán mà còn ở chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Tỷ giá: Từ năm 2006 đến nay, VND đã mất giá 35%. Cách điều hành tỷ giá của NHNN qua 4 năm vừa qua là NHNN thay đổi biên độ khoảng 7~8 lần. Sau đợt điều chỉnh giảm giá đồng nội tệ 9,3% cách đây 1 tháng, cùng với gói biện pháp, tỷ giá đã quay trở lại sát với mức tỷ giá chính thức. Theo Ông Dominic, chỉ tập trung vào điều chỉnh tỷ giá thì không thể giải quyết được vấn đề mà vấn đề nằm ở chuỗi: đầu tư công -> tăng trưởng tín dụng -> nhập siêu -> lạm phát.

Với bức tranh kinh tế như trên, cùng các gói biện pháp của chính phủ, Ông Dominic dự báo năm nay, Việt Nam không thể đạt được mức tăng trưởng như các năm trước, tăng trưởng GDP năm nay ở mức khoảng 6%~ 6,5%.

Từ năm 2008 đến nay, chúng ta không được gì khi "ngồi" trên TTCK

Từ năm 2008 đến nay, “nếu ta ngồi trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không được gì” – Ông Dominic chia sẻ. Nếu loại trừ vấn đề khủng hoảng, thì TTCK ảm đạm 4 năm nay. GDP có tăng trưởng nhưng thị trường chứng khoán thì không.

Nhìn TTCK Việt Nam qua 5 năm, ta thấy được thị trường có một mức độ ủng hộ khá mạnh ở khoảng 450 điểm (Vn-Index).

Ở mức 450 điểm, kết quả tổng kết 50 công ty lớn nhất thị trường cho thấy doanh số bán hàng qua các năm vẫn tăng, lợi nhuận trước thuế cũng đang phát triển khá mạnh . Nợ trên vốn vay rất ít, EPS tăng khá. Năm nay, doanh thu và EPS của nhóm này theo Dominic có thể chửng lại đôi chút do sự pha loãng cổ phiếu từ việc các công ty phát hành thêm khá nhiều. Từ năm 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ theo dà phát triển kinh tế vĩ mô. P/E năm nay bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn - sau nhiều năm cổ tức xuống thấp thì bây giờ cổ tức bắt đầu tăng lên.

So với các nước trong khu vực, không có nước nào có giá trị doanh nghiệp mạnh và rẻ bằng Việt Nam. Nếu việc dự báo có kết quả, năm 2011 Việt Nam sẽ được định giá là một trong những quốc gia hấp dẫn bởi P/E ở mức thấp nhất trong khi đó có mức tăng trưởng khá cao. Đến năm 2012, TTCK Việt Nam sẽ trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực.

Xét về cả chiều dài 20 năm, Việt Nam khá thành công, nhưng trong khoảng thời gian này, Việt Nam có những giai đoạn tăng trưởng quá nhanh. Khi tăng trưởng khá nhanh cần phải có thời gian để phục hồi. Quá trình phục hồi đó đã bắt đầu được nhìn nhận qua khối biện pháp được thực hiện để khắc phục chuỗi vấn đề của nó.

Khi nhìn vào thị trường theo ông Dominic, “nếu xuống nữa chắc chắn là không có”. Nếu nhìn tương quan với thị trường các nước trong khu vực thì không có thị trường nào hấp dẫn như thị trường Việt Nam giai đoạn này.