Giám đốc Bộ phận Đầu tư thị trường vốn Cushman & Wakefield Việt Nam:

Sẽ có 10 giao dịch M&A bất động sản trên 1.7 tỷ USD

PV.

Ông Ben Gray - Giám đốc Bộ phận Đầu tư thị trường vốn Cushman & Wakefield Việt Nam vừa trả lời báo chí về triển vọng thị trường bất động Việt Nam và hoạt động M&A trên thị trường này.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: FinancePlus.vn
Ảnh minh hoạ. Nguồn: FinancePlus.vn

Ông nhận định thế nào về thị trường M&A bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016?

Chúng tôi dự đoán chuẩn giao dịch 4,3 tỷ USD của năm 2015 sẽ dễ dàng bị phá vỡ trong năm 2016 này khi mà yếu tố kép - khoản nợ giá rẻ của khu vực và việc các văn bản dưới luật đang được cải thiện - kết hợp với nhau để cải thiện dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam.

Đặc biệt, với việc các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, chúng tôi cho rằng sẽ có một sự gia tăng đáng kể khối lượng giá trị đầu tư vào các công ty và dự án mạnh tại Việt Nam, trong đó Masan là một minh chứng với thương vụ 1.1 tỷ USD với Tập đoàn Boon Rawd Brewery (Thái Lan) đầu năm nay.

Năm 2016, chúng tôi đã nhìn thấy khoảng 10 giao dịch M&A ngành Bất động sản hoàn tất với giá trị giao dịch đạt trên 1.7 tỷ USD. Nhật Bản dẫn đầu với 5 giao dịch hoàn thành. Tính đến nay, hoạt động mua bán sát nhập trong ngành Bất Động Sản tại Việt Nam nằm trong Top 10 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vậy thị trường M&A những tháng cuối năm thì sao thưa ông? Liệu thị trường có gì đột biến hay không?

Việc phê chuẩn các FTA sẽ làm gia tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư đến Việt Nam trong năm nay. Các yếu tố nền tảng của thị trường này rất đặc biệt với 60% dân số ở độ tuổi dưới 35 nhận được sự quan tâm của khu vực nhắm đến ngành hàng tiêu dùng nhanh trong nước.

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự đoán các nhà đầu tư châu Á-Thái Bình Dương sẽ đổ xô đến Việt Nam và trong năm nay, chúng tôi đã nhìn thấy Nguyễn Kim và Central Group thực hiện một thương vụ chuyển giao 49% cổ phần; AEON đã mua thành công 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần Citymart. Vingroup chưa bao giờ chậm chân trên thị trường và họ đã sở hữu 80% Trung tâm Triển lãm Giảng Võ.

Các nhà đầu tư bất động sản trong khu vực đang tìm kiếm các tài sản tạo nguồn thu ổn định tại Việt Nam. Họ tiếp tục tìm kiếm để cải thiện lợi nhuận từ các danh mục đầu tư và điều này có thể hiểu là họ đang hướng sự quan tâm đến các sản phẩm cốt lõi - văn phòng, bán lẻ, công nghiệp và dịch vụ khách hàng.

Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ hưởng lợi thế nào từ những thương vụ M&A này, thưa ông?

Một sự cải thiện hơn nữa các văn bản dưới luật sẽ làm tăng số lượng các giao dịch M&A dẫn đầu trong ngành Bất động sản tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho thị trường bằng cách cung cấp vốn và chuyên môn cho các doanh nghiệp tham gia phát triển hoặc đầu tư.

Kết quả là tăng thanh khoản cho thị trường, tính minh bạch và cải thiện sản phẩm cuối cung cấp cho người mua và khách thuê.

Ông đánh giá như thế nào về xu hướng hiện nay có nhiều doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực bất động sản đã chuyển qua lãnh vực này?

Đối với những nhà điều hành đang có ý định nhắm đến việc thâu tóm một công ty chuyên về bất động sản thì nhất thiết cả hai doanh nghiệp cần có các lĩnh vực hoạt động hoặc bổ trợ cho nhau, hoặc doanh nghiệp cần chuyển hướng đến phạm vi mà những công ty mục tiêu đang hoạt động.

Ví dụ: Một nhà phát triển thâu tóm một công ty chuyên về tư vấn và quản lý bất động sản, một nhà điều hành bán lẻ thâu tóm một công ty quản lý thiết bị, hay một nhà phát triển mua lại một nhà phát triển chuyên về một phân khúc khác trên thị trường.

Nếu hai doanh nghiệp cùng hỗ trợ cho nhau và tạo nên giá trị gia tăng, thì việc này sẽ mang lợi ích đến cho thị trường. Còn nếu họ không hỗ trợ lẫn nhau thì sẽ không mang lại lợi ích nào cho thị trường.

Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để tăng cường đầu tư vào lĩnh vực bất động sản?

Đúng vậy, có những cơ hội đến trong lĩnh vực bất động sản cho những ai am hiểu về thị trường này. Những nghiên cứu mang tầm vĩ mô đã xem Việt Nam là một nền tảng vững chắc trong khu vực ở lĩnh vực bất động sản và những làn gió ngược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dường như bị trung hòa bởi mối quan tâm mới trong thị trường của chúng tôi, nơi mà những nguyên tắc cơ bản rất mạnh.

Các nhà điều hành có nhu cầu chuyển qua lĩnh vực bất động sản sẽ ở trên một vị thế tốt để cải thiện thị phần và lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn và trung hạn.

Ông dự đoán thế nào về xu hướng trên thị trường Việt Nam trong những năm tới?

Thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, khi thị trường ngày càng tinh vi hơn thì lĩnh vực bất động sản sẽ ngày càng chuyên môn hóa.

Sự chuyên môn hóa này sẽ dẫn đến việc gia tăng các giao dịch mua bán và sáp nhập bất động sản trong khi các công ty tìm cách mở rộng thêm các lĩnh vực mới hay để cải thiện thị phần của họ.

Xin cảm ơn ông!