Sự can thiệp của Chính phủ quyết định sự khôi phục thị trường

Theo báo Xây dựng

Thị trường bất động sản (BĐS) đã bắt đầu đà sụt giảm từ năm 2011 và thông thường phải mất 3 năm thì giá đi đến vùng đáy. Vì vậy, năm 2013 thị trường vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Do đó, các giải pháp hỗ trợ, để thị trường bớt khó khăn và cải thiện tính thanh khoản cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, cơ quan chức năng và đặc biệt của các chủ đầu tư.

Sự can thiệp của Chính phủ quyết định sự khôi phục thị trường
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đứng trước những khó khăn về tính thanh khoản các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có những đánh giá và phân tích khách quan để đi tìm giải pháp.

Ông John Sheehan - một chuyên gia quốc tế về các danh mục vay của ngân hàng, thành viên Tổ chức giám định BĐS Hoàng Gia của Anh, cho rằng, đối với các thị trường trên thế giới và trong khu vực, thời gian trung bình khôi phục thị trường BĐS thường là trong 6 năm. Vậy câu hỏi đặt ra , trong bối cảnh thị trường BĐS Việt Nam đang khó khăn hiện nay, cần sự can thiệp của Chính phủ hay để thị trường tự điều chỉnh?

Ông John Sheehan, phân tích: Theo quan điểm của tôi, thị trường BĐS hiện nay cần có sự can thiệp của Chính phủ. Bởi nếu để ngành BĐS tự giải quyết thì họ không đủ khả năng, vì quy mô ở VN giờ rất lớn. Có thể thấy như ở Thái Lan hay Philippin sự can thiệp kịp thời có ý nghĩa như thế nào. Năm 1997, cả Thái Lan và Philippin đều khủng hoảng tài chính. Đối với Thái Lan thì năm 1998 vay tiền của IMV để giải quyết, còn Philinp thì 2002 Chính phủ mới bán trái phiếu để xử lý vấn đề. Nghĩa là Philippin phải mất tới 4 năm. Như vậy, sự can thiệp của CP càng sớm thì khôi phục thị trường sớm.

Bên cạnh đó, theo nhận định của ông Trần Như Trung - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn thị bất động sản của công ty TNHH Savills Việt Nam, năm 2013, yếu tố cần phải quan tâm nhất đó là tính thanh khoản thị trường chứ không phải là giá bao nhiêu. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan quản lý cũng đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường trong hai năm qua, nhưng tác động tới thị trường bất động sản chưa nhiều. Hàng năm, nguồn cung tính sơ bộ có khoảng 20 nghìn căn thì đây là thị trường với quy mô lớn. Bài toán hiện nay là nguồn hàng tồn kho nhiều cần có giải pháp để bán hàng. Rõ ràng, mỗi chủ đầu tư cần tìm hướng đi riêng. Cho dù khó khăn vẫn sẽ là cơ hội cho cả chủ đầu tư và nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư mới. Thực tế, vẫn có nhiều người sẵn sàng mua lại dự án và điều chỉnh để phù hợp hơn với nguồn cầu.

Thực tế, với mức giá như hiện nay khi nhiều chủ đầu tư giảm giá bán nhàdao động 20 triệu đồng/m2 -22 triệu đồng/m2 là có giao dịch và với diện tích khoảng 70m2 đều bán hết. Cho nên các quyết sách cần hướng tới đối tượng là người mua để dùng. Ông Nguyễn Quang Nam, đại diện chủ dự án Star Tower, Cầu Giấy, Hà Nội, nhận định: Việc điều chính giả tăng giảm giá bán là yêu cầu tất yếu của thị trường. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ góp phần kéo giảm giá bán xuống và thúc đẩy các sản phẩm BĐS hoàn thiện ra thị trường. Còn điều chỉnh mức độ nào thì là đang là bài toán khó khăn. Vì giai đoạn hiện nay, chi phí cao, tồn kho vừa qua đã đẩy giá thành xuống. Nhưng các DN không thể giảm giá hết sức để chấp nhận lỗ. Do vậy, năm 2013 hoặc 2014 giá điều chỉnh giảm nhưng không ở mức độ lớn.

Hiện nay trên thị trường có khoảng 40 dự án đăng ký cung cấp lượng căn hộ để tung ra thị trường. Trong số này, có những dự án đã đăng ký thực hiện rồi nhưng chưa triển khai được hoặc triển khai nhưng chưa xong vì vậy chưa thể đem sản phẩm ra thị trường để bán được. Bản thân thị trường sẽ tự đào thải các dự án này.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những dự án hiện nay ở vị trí thuận lợi, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và các dự án bắt buộc phải hoàn thành mới có người mua. Đây cũng là tư vấn cần thiết và đúng đắn cho các chủ đầu tư.