Thị trường BĐS: Phục hồi nhưng không bền vững

Theo Thuý Ngân ( InfoTV)

Theo báo cáo vừa gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường BĐS năm 2010 tiếp tục đà hồi phục nhanh, tuy nhiên vẫn phát triển thiếu ổn định và không bền vững.

ộ Xây dựng cho biết, bước sang năm 2010, thị trường BĐS vẫn giữ được đà phục hồi của năm 2009 cùng với tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đó bớt khó khăn hơn so với năm 2008. Riêng tại Hà Nội có thời điểm đã xảy ra những “cơn sốt” ngắn, nhất là với phân khúc thị trường nhà ở giá trung bình, diện tích nhỏ và có tính thanh khoản cao.

Hồi phục nhanh...

Theo đó, cơ cấu hàng hoá của thị trường BĐS đã có sự thay đổi, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở có mức giá trung bình, diện tích nhỏ để đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, tăng tính thanh khoản của nguồn vốn đầu tư.

Theo Bộ Xây dựng thì nhu cầu về nhà ở đô thị, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo; nhu cầu về văn phòng, BĐS thương mại và du lịch vẫn tăng mạnh.

Ước tính, tại khu vực đô thị vẫn cũn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xó hội với tổng diện tích nhà ở lớn tới 150 triệu m2, riêng Hà Nội cần 5,5 triệu m2 (tương đương 110 ngàn căn hộ và 11 ngàn chỗ ở cho công nhân trong các khu công nghiệp), còn TP Hồ Chí Minh cần khoảng 5 triệu m2 và trên 50 ngàn chỗ ở cho công nhân thuê.

Thị trường xây dựng và nhà ở tiếp tục phát triển, xu thế hình thành các khu đô thị mới được khẳng định.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng 2500  dự án khu đô thị mới, trong đó chủ yếu là phát triển nhà ở, dự án văn phòng cho thuê và các dự án BĐS khác.

TP Hà Nội hiện có hơn 800 dự án với diện tích đất chiếm khoảng 75.189 ha; trong đó số dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở hỗn hợp có 390 dự án với diện tích gần 39.000 ha. Còn ở TP Hồ Chí Minh, có 1.400 dự án chiếm diện tích khoảng 4.490 ha.

Tăng trưởng tín dụng trong kinh doanh BĐS ổn định. Tính đến 31/7/2010 tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực BĐS đạt 210.770 tỷ đồng, tăng 14,38% so với thời điểm 31/12/2010, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%.    

 Thị trường BĐS tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến 20/8/2010 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực kinh doanh BĐS đạt 2.358 triệu Đô la Mỹ, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới của cả nước, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2009.

Nhưng vẫn... thiếu ổn định

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng thì giá cả hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đang là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường, cũng như nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp.

Theo kết quả khảo sát thực tế, giá BĐS nói chung, trong đó giá nhà ở nói riêng tại các đô thị lớn là quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, mức độ phát triển của nền kinh tế nước ta, cũng như vượt quá xa giá trị thực của BĐS.

Giá cả bất động biến động không đồng đều giữa các địa phương. Cụ thể là thị trường BĐS của 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có biến động mạnh, trong khi đó thị trường BĐS tại các thành phố khác không có biến động đáng kể.
Cụ thể, trong quý 2/2010 tại Hà Nội đã có những khu vực giá đất nền tăng trung bình 30% so với tháng 12/2009, đặc biệt tại khu vực phía Tây thành phố (Quận Hà Đông, huyện Hoài Đức), giá cả căn hộ chung cư không tăng nhưng vẫn đứng ở mức cao, trong khi giá BĐS (đất nền, căn hộ chung cư) tại khu vực TP Hồ Chí Minh hầu như không tăng, giao dịch chậm.  

Theo đó, cơ cấu hàng hoá BĐS còn nhiều bất cập. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê.

Trong khi tiến độ triển khai các dự án BĐS vẫn chậm, đặc biệt là khâu đền bù giải phóng mặt bằng do chính sách liên tục thay đổi.

Theo báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích nhà ở xây mới năm 2009 chỉ đạt 4,05 triệu m2, thấp hơn nhiều so với bình quân khoảng 6 triệu m2/năm trong năm 2007 và năm 2008. Còn tại Hà Nội có rất ít dự án khu đô thị mới có quy mô lớn được khởi công xây dựng trong năm do phải rà soát lại khi triển khai lập đồ án quy hoạch Hà Nội mở rộng.

THeo đánh giá, hiện nay hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện. Thị trường BĐS phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường dẫn đến việc thị trường BĐS gần như không có biến động về giao dịch và giá cả.

Mặt khác, lãi suất cho vay ở mức cao, đa số các ngân hàng đang áp dụng lãi suất xấp xỉ 13%/năm hoặc cao hơn. Điều này cũng cho thấy nếu các yếu tố kinh tế vĩ mô không ổn định, lạm phát luôn đứng trước nguy cơ vượt ngưỡng cho phép thì khó có thể tạo dựng được một thị trường BĐS phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc huy động vốn và mua bán nhà trả trước trong các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới còn nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho xã hội. Hiện tượng đầu cơ, kích giá, tâm lý mua bán theo "tin đồn", "tâm lý đám đông" còn diễn ra phổ biến.