Vì sao Việt Nam ít công trình xanh?

Theo Nhất Duy/nhaquanly.vn

Hiện nay trên thế giới, do các vấn đề về biến đổi khí hậu mà các quốc gia đã chú trọng hơn về việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam các công trình xanh (CTX) chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vì sao Việt Nam ít công trình xanh? Nguồn: internet
Vì sao Việt Nam ít công trình xanh? Nguồn: internet

Với tình trạng biến đổi khí hậu, công trình xanh là một trong những loại hình được khuyến khích phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng cao ốc xanh chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty Savills Việt Nam, dự án đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ Leed là cao ốc President Place tại TP. Hồ Chí Minh, vào năm 2012. Đây là dự án do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chứ không phải doanh nghiệp Việt.

Ngào ra cũng có một số dự án với triết lý phát triển xanh khá kiên định như Phú Mỹ Hưng ở TP. Hồ Chí Minh hay Ecopark ở Hà Nội. Một số chủ đầu tư Việt Nam khác như Phúc Khang hay ồi Xanh Nha Trang cũng đang chọn xu hướng xanh cho các dự án của mình.

Theo các chủ đầu tư bất động sản, khi thực hiện các công trình xanh là vấn đề chi phí vốn. theo đó, một dự án nếu làm theo tiêu chí xanh thì chi phí vốn sẽ tăng lên khoảng 5%-10%.

Một vấn đề khác, nếu các chủ đầu tư quyết tâm thực hiện vì cộng đồng hay vì môi trường thì họ lại gặp phải vấn đề về quy định khi không biết để xây dựng CTX thì tiêu chí là gì. Các nhà đầu tư luôn có những lo lắng khi thực hiện CTX.

Cụ thể, Ông Phạm Việt Bách – Giám đốc thiết kế Công ty CP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia đã chia sẻ rằng họ không được hưởng lợi từ việc xây dựng CTX. Vì khi họ làm theo các tiêu chí CTX như có thêm khoảng xanh phục vụ cộng đồng thì sẽ làm chi phí xây dựng tăng cao nhưng khi trao quyền sở hữu cho người quản lý chung cư thì người được lợi lại là người mua không phải là họ-người bỏ tiền ra xây dựng BĐS đó.

Bên cạnh đó, để thực hiện được những công trình xanh cần bỏ vào rất nhiều chất xám để cân đối giữa lợi ích và môi trường. Cụ thể ở mỗi khâu như nguyên vật liệu, thiết kế nội thất, không gian cần rất nhiều sự tính toán đúng theo tiêu chuẩn và các chủ đầu tư cần một nhóm chuyên gia am hiểu để hỗ trợ. Và đây cũng là một khó khăn khi thuê các kiến trúc sư ở Việt Nam. Các kiến trúc sư vẫn chưa nắm rõ được khái niệm CTX là gì do chưa có một bộ quy chuẩn rõ ràng.

Hiện trên thị trường bất động sản có nhiều dự án tự nhận mình là xanh, tuy nhiên khi cung cấp sản phẩm lại không như quảng bá ban đầu dễ gây bức xúc cho người mua nhà và làm “khổ” các môi giới.

Về vấn đề này, ông Đỗ Hữu Nhật Quang – Đồng sáng lập viên GreenViet, Phó Chủ nhiệm CLB Kiến trúc xanh TP. Hồ Chí Minh cho rằng đây là thực tế có thật, điều này khiến cho công trình xanh thời gian qua thiếu minh bạch. Lý do là có một thời gian công trình xanh nằm trong giai đoạn khởi động nên chưa có những chế tài hay quy định về quảng công trình xanh.

Có nhiều dự án được đặt tên nhằm gắn mác xanh theo trào lưu bằng cách gắn vào dự án các chữ như eco, xanh, green,… Tuy nhiên, muốn biết dự án đó xanh hay không cần soi chiếu vào tiêu chí.

Hiện có 3 tiêu chí phổ biến tại Việt Nam là Leed của Mỹ, Lotus của Việt Nam và Green Mark của Singapore. Theo đó, khi mua nhà khách hàng cần hỏi chủ đầu tư dự án đang làm theo tiêu chí nào và làm ở mức độ nào.