Trao đổi về tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp


Thời gian qua, vấn đề “tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần của lợi nhuận” được nhiều nhà nghiên cứu, học giả quan tâm nghiên cứu thông qua các phương pháp định tính và định lượng. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng: Lợi nhuận có tính ổn định và các thành phần trong lợi nhuận cũng có tính ổn định. Bài viết trao đổi về một số nghiên cứu về tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận, từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản trị nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tng quát v thành phn trong li nhun và tính n đnh ca li nhun

Khái nim v tính n đnh ca li nhun

Theo Zanjirdar và Chogha (2012), chất lượng lợi nhuận được đo lường dựa trên 4 khía cạnh: Mức độ ổn định; Khả năng dự đoán; Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị cổ phiếu; Mối liên hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền.

Do đó, tính ổn định của lợi nhuận được xem như là đại diện của chất lượng lợi nhuận. Moienadin và Tabatabaenasab (2014), Fatma và Hidayat, 2020) cho rằng, lợi nhuận ổn định nghĩa là lợi nhuận hiện tại có tính liên tục và giữ được lâu dài qua các kỳ kế toán, thay vì lợi nhuận đó chỉ tồn tại trong một kỳ kế toán nhất định.

Hoặc có thể hiểu lợi nhuận ổn định tức là khoản lợi nhuận của năm hiện tại được duy trì trong lợi nhuận của những năm sau, những công ty có thay đổi lớn về lợi nhuận từ năm t sang năm t+1 sẽ có lợi nhuận ít ổn định nhất (Guenther, 2011).

Như vậy, tính ổn định của lợi nhuận là tiêu chí quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp (DN) và là thông tin quan trọng đối với người sử dụng báo cáo tài chính, đặc biệt là những người mong đợi tính ổn định cao của lợi nhuận (Fatma và Hidayat, 2020; Artikis & Papanastasopoulos, 2016).

Khái nim v các thành phn trong li nhun

Để đánh giá các đặc điểm của lợi nhuận, Francis và cộng sự (2014) đã tổng hợp các nghiên cứu về kế toán trước đó và phân loại lợi nhuận thành 2 phần: Lợi nhuận trên cơ sở kế toán và lợi nhuận dựa trên cơ sở thị trường.

Ba thành phần dựa trên cơ sở kế toán bao gồm: chất lượng dồn tích, tính ổn định và tính có thể dự đoán. Bốn thành phần dựa trên cơ sở thị trường bao gồm: tính phẳng, giá trị thích hợp, tính kịp thời và tính thận trọng.

Tính ổn định của lợi nhuận thể hiện khả năng bền vững của lợi nhuận qua các kỳ kế toán. Tính ổn định được xem là có giá trị bởi nó diễn ra tuần hoàn (Penman and Zhang, 2002; Revsine et al. 2002, 245; Richardson, 2003). Trong các nghiên cứu định lượng, tính ổn định thường đo lường bằng hệ số hồi quy của lợi nhuận năm hiện tại so với các năm trước đó (Francis và cộng sự, 2004).

Mt s nghiên cu v tính n đnh ca li nhun

Các nghiên cứu thời kỳ trước về tính ổn định của lợi nhuận đều cho rằng, sự thay đổi của lợi nhuận là độc lập và không liên quan giữa các năm với nhau (Ball và Brown, 1969, Ball và Watts, 1972). Tuy nhiên, bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và phân tầng mẫu nghiên cứu, Brooks và Buckmaster (1976) cho rằng, đại diện cho giai đoạn đầu tiên khẳng định lợi nhuận của DN trong các năm có liên quan với nhau và lợi nhuận có xu hướng lặp lại giá trị của những năm trước.

Tương tự, cũng bằng dữ liệu chuỗi thời gian, các tác giả có thể chứng minh tỷ lệ lợi nhuận (ROR) (Freeman và cộng sự, 1982) hay lợi nhuận trong quá khứ (Lipe, 1990) có tính ổn định và có thể cung cấp thông tin dự đoán lợi nhuận trong tương lai.

Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng, nghiên cứu của Sloan (1996) khẳng định rằng, lợi nhuận hiện tại có tính ổn định, phản ánh lợi nhuận tương lai và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa độ lớn của thành phần dồn tích và dòng tiền. Ông cho rằng, các khoản dồn tích (các khoản trích trước nhưng chưa được thống kê, ghi chép trên sổ sách) cao hay thấp bất thường sẽ khiến lợi nhuận ít ổn định hơn.

Ở khía cạnh khác, Govendir và Wells (2014) đã cung cấp bằng chứng cho thấy, các loại lợi nhuận có tính ổn định khác nhau, nghĩa là lợi nhuận có khả năng đa dạng về cả bản chất và ý nghĩa đối với lợi nhuận trong tương lai. Điều này phù hợp với các nghiên cứu xem xét các thuộc tính thông tin của lợi nhuận kế toán.

Vì vậy, tuy sử dụng các chỉ tiêu khác nhau như: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản bình quân (Sloan, 1996), tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) (Richardson và cộng sự, 2005, Frankel và Litov, 2009), lợi nhuận trước thuế (Hanlon, 2005, Blaylock và cộng sự, 2012), lợi nhuận ròng hay lợi nhuận phân phối (Moienadin và Tabatabaenasab, 2014)…

Các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp đo lường tính ổn định của lợi nhuận bằng cách hồi quy giá trị tương lai trên giá trị hiện tại (Schipper và Vincent, 2003, Dichev và Tang, 2008) và kết luận sự tái xuất hiện của lợi nhuận trong tương lai hay lợi nhuận có tính ổn định.

Nghiên cứu của Dichev và Tang (2008) được thực hiện nhằm kiểm tra biến động lợi nhuận trong quá khứ có khả năng giải thích về sự ổn định của lợi nhuận hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận có tính ổn định lâu dài nếu không có các “cú sốc” kinh tế. Ngoài ra, các DN thua lỗ thể hiện lợi nhuận ít ổn định hơn do tác động của 3 yếu tố sau:

(i) Khoản lỗ có thể là kết quả của việc ghi nhận các giao dịch dự kiến thua lỗ (Basu, 1997), bao gồm: Các khoản lỗ chưa thực hiện trong lợi nhuận hiện tại, công ty chuyển đổi một loạt các giao dịch thua lỗ trong tương lai thành một khoản lỗ tạm thời.

(ii) Các khoản lỗ có thể là dấu hiệu của các công ty đang thanh lý tài sản, những tài sản này tạo ra tổn thất cho DN (Hayn, 1995).

(iii) Các khoản lỗ có thể do cú sốc tiêu cực (ví dụ như: Đình công, thảm họa tự nhiên hoặc thay đổi công nghệ) kèm theo thanh lý tài sản hoặc chi tiêu bằng tiền mặt (Frankel và Litov, 2009). Nếu những “cú sốc” tiêu cực được nhận diện sớm, thì sẽ hạn chế xảy ra tổn thất cho DN.

Nhng nghiên cu v các thành phn trong li nhun

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận được đề cập lần đầu trong nghiên cứu của Rayburn (1986). Qua phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, Rayburn (1986) cho rằng, mối quan hệ giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tổng các khoản dồn tích với lợi nhuận là bất thường.

Nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo đã dự đoán lợi nhuận hàng quý và hàng năm trong tương lai (Bernard và Thomas, 1990, Ou và Penman, 1989) và ghi nhận các khoản dồn tích ít ổn định hơn dòng tiền (Sloan, 1996, Dechow, 1994, Fairfield và cộng sự, 2003).

Trong khi đó, Barth và Hutton (2004), Fairfield và cộng sự (2003) đã chỉ ra sự đảo ngược của các khoản dồn tích và sự tham gia của các ước tính kế toán. Nghiên cứu của Grahama và cộng sự (2005) cho thấy, dòng tiền chịu sự thao túng của người quản lý.

Các nghiên cứu sau này cho thấy, các khoản dồn tích có ý nghĩa khác nhau đối với tính ổn định của lợi nhuận, bao gồm nghiên cứu về các định nghĩa và phân loại các khoản dồn tích khác nhau; sự khác biệt có thể cung cấp thêm thông tin về hoạt động của công ty để dự đoán lợi nhuận trong tương lai và ước tính giá trị DN (Govendir và Wells, 2014).

Cũng theo nghiên cứu của Richardson và cộng sự (2005), Oei và cộng sự (2008), các lỗi trong dồn tích thường bắt nguồn chủ yếu do 2 nguyên nhân sau: (i) Do các khoản dồn tích không đáng tin cậy được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán hiện hành; (ii) Do các ước tính sai về về tác động kinh tế trong tương lai của các giao dịch trong quá khứ và hiện tại.

Do đó, các lỗi trong ước tính của giai đoạn hiện tại sẽ được sửa chữa trong các giai đoạn trong tương lai, dẫn đến thêm lỗi đo lường trong các giai đoạn đó. Vấn đề tiếp theo được Richardson và cộng sự (2005) xác định là do sai số của các khoản dồn tích, trong hồi quy tính ổn định của lợi nhuận, hệ số ổn định trên thành phần dồn tích phải luôn luôn nhỏ hơn hệ số ổn định trên thành phần dòng tiền.

Nghiên cứu của Richardson và cộng sự (2006) chia các khoản dồn tích thành các khoản dồn tích tùy chỉnh và không tùy chỉnh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sai lệch kế toán tạm thời có tác động lớn đến tính ổn định của các khoản dồn tích. Do vậy, tính ổn định thấp của các khoản dồn tích không liên quan đến tăng trưởng doanh thu, nhưng có liên quan đến các trường hợp thao túng lợi nhuận (hay ROA).

Theo nghiên cứu của Dechow và Ge (2006), thông thường các công ty có khoản dồn tích dương lớn đều là những công ty đang tăng tài sản, tạo doanh thu và mở rộng kinh doanh, trong đó, dòng tiền cho hoạt động đầu tư được mở rộng và chỉ một ít được vốn hóa tài sản. Do vậy, trong các công ty này, các khoản dồn tích điều chỉnh có thể cải thiện tính ổn định của lợi nhuận, vì chúng làm giảm tác động nhất thời của dòng tiền âm lên lợi nhuận.

Nhìn nhận ở khía cạnh khác, Abousamak (2018) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần của lợi nhuận dựa trên khả năng dự đoán lợi nhuận ở một thị trường mới nổi sau khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu và lấy mẫu của 143 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 2008-2015, kết quả nghiên cứu không phù hợp với hầu hết các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó, cụ thể thành phần dồn tích ổn định hơn thành phần dòng tiền.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra các khoản dồn tích có ý nghĩa lớn đối với tính ổn định của lợi nhuận (Allen và cộng sự, 2013, Fairfield và cộng sự, 2003, Zhang, 2007). Theo đó, thông tin về cách tính các khoản dồn tích có khả năng cung cấp thông tin khác nhau có liên quan đến việc dự đoán lợi nhuận và ước tính giá trị DN (Ohlson, 1995).

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, lợi nhuận và dòng tiền cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư (Bowen và cộng sự, 1987). Cụ thể, mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu hoàn lại với lợi nhuận thì mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu hoàn lại với dòng tiền (Dechow, 1994). Điều này chứng minh, các khoản dồn tích hoặc quá trình chuyển đổi từ dòng tiền thành lợi nhuận, cung cấp thông tin liên quan đến các nhà đầu tư về hiệu suất và giá trị DN dự kiến.

Mt s hàm ý đi vi doanh nghip

Qua khảo sát các kết quả nghiên cứu trên thế giới về tính ổn định của lợi nhuận và tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận, có thể rút ra một số hàm ý đối với DN, cụ thể:

Thứ nhất, dựa trên lợi nhuận trong quá khứ của DN có tính ổn định hay không, để có thể cung cấp thông tin dự đoán lợi nhuận trong tương lai (Lipe, 1990). Đây là cơ sở để nhà đầu tư, cổ đông có thể dự đoán được “sức khỏe” tài chính, triển vọng kinh doanh và lợi nhuận của DN trong tương lai, để cân nhắc có nên quyết định đầu tư vào DN đó hay không.

Thứ hai, đưa ra cách tính các khoản dồn tích có khả năng cung cấp thông tin khác nhau có liên quan đến việc dự đoán lợi nhuận và ước tính giá trị của DN (Ohlson, 1995). Điều này có ý nghĩa với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi quyết định đầu tư tiền vào cổ phiếu của DN và xem xét các khoản dồn tích trong công tác kế toán của DN.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, thông tin kế toán là yêu cầu cơ bản nhất để các nhà đầu tư thu nhập các thông tin tài chính, kinh doanh của DN và từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Một trong những thông tin được các nhà đầu tư quan tâm nhất là chỉ tiêu lợi nhuận.

Việc một DN có chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm không ổn định có nhiều biến động, thì các nhà đầu tư sẽ nghi ngờ khả năng hoạt động và kinh doanh của các DN đó. Vì vậy, để các nhà đầu tư yên tâm đưa ra các quyết định đầu tư, các DN cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển DN theo hướng bền vững.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyn Hoàng Anh và Nguyn Th Tú (2017), Các yếu t nh hưởng đến li nhun DN niêm yết trên Sàn Giao dch Chng khoán TP. H Chí Minh, Tp chí tài chính, K 2 tháng 12, pp.85-88;

2. Lê Th Xây dng mô hình các nhân t nh hưởng s n đnh thu nhp ca các công ty niêm yết. Tp chí Công Thương 10/2020;

3. Ray Ball và Ross Watts (1972), Some Time Series Properties of Accounting Income, The Journal of Finance, 27, pp.663-681;

4. Mary E. Barth, Wayne R. Lvàsman và Mark H. Lang (2008), International Accounting Stvàards và Accounting Quality, Journal of Accounting Research, 46, pp.467-498;

5. Sudipta Basu (1997), The conservatism principle và the asymmetric timeliness of earnings, Journal of Accounting và Economics, 24, pp.3-37.

(*) TS. Bùi Quang Hùng, PGS., TS. Mai Th Hoàng Minh, Trường Đại hc Kinh tế TP. H Chí Minh; Lê Th Bo Như - NCS Trường Đại hc Kinh tế TP. H Chí Minh.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 9/2021.