Cục Phòng, chống rửa tiền: Mạnh tay xử lý hoạt động liên quan đến rửa tiền

Minh Hà

(Tài chính) Trong những năm qua, Cục Phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới.

Khó khăn trong việc xác định hành vi rửa tiền.
Khó khăn trong việc xác định hành vi rửa tiền.
Khẳng định vai trò trong phòng, chống rửa tiền
Từ năm 2007 đến nay,Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị đầu mối giúp thực hiệnnghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG).

Cụ thể, Cục Phòng, chống rửa tiền đã thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất theo nghĩa vụ thành viên; (ii) chuẩn bị nội dung đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật; (iii) tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trong phạm vi chức năng, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; (iv) hướng dẫn, thực hiện việc trao đổi thông tin quốc tế về phòng, chống rửa tiền; (v) năm 2012, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị mô hình về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của APG, tháng 01/2014 đã đăng cai tổ chức các cuộc họp rà soát của Nhóm rà soát khu vực (RRG) thuộc Nhóm xem xét các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) với các quốc gia bị rà soát trong khu vực.

Từtháng 10/2010đến tháng 2/2014khi Việt Nam bị đưa vào Quy trình rà soát của ICRG thuộc Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF), Cục Phòng chống rửa tiền là đầu mối tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành có liên quan thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với FATF về công tác phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Kết quả là, Việt Nam đã được đưa ra khỏi Quy trình rà soát của ICRG thuộc FATF vào tháng 2/2014.

Bên cạnh đó, Cục Phòng, chống rửa tiền cũng là đầu mối phối hợp với các quốc và các tổ chức quốc tếnhư: Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Bộ Tổng Chưởng lý Australia... triển khai các hoạt động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Về hoạt động trao đổi thông tinquốc tế, đến nay Việt Nam đãký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với các nước: Malaysia (2009), Indonesia (2010), Lào (2011), Campuchia (2012), Hàn Quốc (2013), Thái Lan (2013) và Nhật Bản (2013).

Tích cực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trong những năm qua, trên cơ sở Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2006 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, Cục Phòng chống rửa tiền đã tham mư ban hành Công văn số 281/NHNN-TTR.m ngày 30/6/2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN Việt Nam hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Không chỉ có vậy, Cục Phòng, chống rửa tiền đã hỗ trợ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2005/NĐ-CP bao gồm: Thông tư 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng; Thông tư 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Bên cạnh đó, Cục Phòng, chống rửa tiền còn là đầu mối tham mưu trình các cấpban hành: Luật phòng, chống rửa tiền ngày 18/6/2012; Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

Ngoài ra, Cục Phòng, chống rửa tiền còn là đầu mối trong NHNN thammưu thực hiện trách nhiệm của NHNN trong việc xây dựng: Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-NHNNVN-VNSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250) và tội rửa tiền (Điều 251); Thông tư liên tịchsố 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 5/5/2012hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố (Điều 230a) và tội tài trợ khủng bố (Điều 230b).

Cục Phòng chống rửa tiền là đầu mối của NHNN tham gia góp ý xây dựngLuật phòng, chống khủng bố ngày 12/6/2013; Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền

Trong những năm gần đây, Cục Phòng, chống rửa tiền đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác liên quan đến tội rửa tiền cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Kết quả là, đến nay, Cục đã nhận và xử lý hàng ngàn báo cáo giao dịch đáng ngờ, hàng triệu báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (CTR) và báo cáo chuyển tiền điện tử (EFT).

Thông qua các báo cáo xử lý trên, Cục Phòng chống rửa tiền đã chuyển hàng trăm vụ việc hoặc hỗ trợ cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử trong và ngoài nước trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như các tội phạm khác liên quan đến rửa tiền.

Để hỗ trợ cho các hoạt động này, Cục Phòng, chống rửa tiền đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với Văn phòng Interpol Việt Nam, Tổng cục An ninh I thuộc Bộ Công an và đang xúc tiến ký kết MOU với một số đơn vị chức năng có liên quan khác.

Về vấn đề liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bộ, Cục Phòng, chống rửa tiền đã có văn bản cảnh báo tới các tổ chức tín dụng để chủ động có biện pháp phòng ngừa phù hợp và tới các cấp, các ngành có liên quan để phối hợp phổ biến tới các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Những văn bản cảnh báo liên quan đến: danh sách về cá nhân, tổ chức liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố thuộc danh sách cấm vận theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; danh sách về cá nhân, tổ chức và quốc gia nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ; Danh sách cảnh báo về cá nhân quốc tịch Li Bi, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan do Đại sứ quán Li Bi đề nghị; các cảnh báo về hiện tượng kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo trên mạng có dấu hiệu liên quan đến rửa tiền, kinh doanh trái phép, vi phạm pháp luật và có tính chất lừa đảo làm ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của các ngân hàng.

Có thể nói, với vai trò, chức năng thực thi nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Cục, phòng chống rửa tiền – NHNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là ngăn chặn những giao dịch, hành vi đáng ngờ liên quan đến rửa tiền tại các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, hiện nay, Cục Phòng, chống rửa tiền là đầu mối triển khai các công việc chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Đạo Luạt tuân thủ thuế đối với tài khoản của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Đến nay, Việt Nam đãký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với các nước: Malaysia (2009), Indonesia (2010), Lào (2011), Campuchia (2012), Hàn Quốc (2013), Thái Lan (2013) và Nhật Bản (2013).