Thời gian qua, bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng cường ứng dụng các công nghệ số hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng và ngăn chặn tội phạm công nghệ cao.
Phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng đã và đang được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu về pháp luật phòng, chống rửa tiền qua tổ chức tín dụng của Hoa Kỳ sẽ góp phần gợi mở cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống rửa tiền (PCRT) được thành lập từ năm 2009 theo Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13/4/2009. Trưởng Ban Chỉ đạo hiện nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo của 15 bộ, ngành có liên quan. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và Ban thư ký các tổ chức khu vực dạng FATF (FSRB), trong bối cảnh, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng hiện nay, nguồn lực dành cho công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ở một số quốc gia đã và đang có xu hướng suy giảm, thậm chí ở một số quốc gia đã tạm thời dừng hoạt động này, để ưu tiên nguồn lực cho hoạt động động ứng phó với dịch Covid-19.
Để tăng cường kiểm soát và ngăn ngừa hoạt động phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng, pháp luật Singapore đã quy định khá cụ thể về nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng. Bài viết nghiên cứu hành lang pháp lý về phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng của Singapore, từ đó nhằm gợi vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý phòng, chống rửa tiền.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàngđạt 69,18 triệu giao dịch và đạt 49,91 triệu tỷ đồng, giảm 9,52% về số lượng, tăng 14,88% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt liên tục được tăng cường, mở rộng…
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo. Theo NHNN, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Hàng nghìn tài liệu bị rò rỉ được BuzzFeed News và Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố cho thấy, một loạt ngân hàng hàng đầu thế giới đã tham gia trục lợi từ hoạt động rửa tiền với giá trị lên tới 2 nghìn tỷ USD.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng tăng mạnh, tuy nhiên, song hành với đó, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán điện tử gần đây có nhiều diễn biến phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn… Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động này phát triển, công tác hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang được gấp rút bổ sung, hoàn thiện. Theo kế hoạch, hàng loạt nghị định, thông tư liên quan đến hành lang pháp lý thử nghiệm các phương tiện thanh toán mới sẽ được ban hành trước tháng 12/2020.
Trên quy mô tổng thể doanh nghiệp nói chung, của hệ thống ngân hàng nói riêng, trong quá trình hoạt động đều cần thiết phải thiết lập bộ phận quản trị tội phạm tài chính. Đây là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động.
Một cuộc khảo sát gần đây của Công ty Phần mềm Phân tích Toàn cầu (FICO) tiết lộ rằng, trong khi 95% các ngân hàng Việt Nam tin trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngăn chặn tội phạm về tài chính và rửa tiền, tuy nhiên, làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này lại là câu chuyện đáng quan tâm hiện nay.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không công nhận và cấm giao dịch các loại tiền kỹ thuật số, không coi đó là tài sản, nhưng cho đến nay chưa có quy định nào cấm việc mua bán, tặng cho tiền kỹ thuật số... Đây là kẽ hở pháp luật, tạo cơ hội để các sàn giao dịch tiền ảo mọc lên, hoạt động công khai, rầm rộ với quy mô lớn để trục lợi.
Hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, với hình thức mới mang tính xuyên biên giới khiến công tác phòng chống tội phạm chống rửa tiền có thêm khó khăn mới. Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc ước tính, có khoảng 39,4 nghìn tỷ đồng đến 106,6 nghìn tỷ đồng trong tổng số 2 triệu tỷ đồng GDP toàn cầu năm 2019 (tương đương 2-5% GDP toàn cầu) bị rửa trái phép trên toàn thế giới.
Theo Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố, thì nhận thức và hiểu biết đối với các quy định pháp luật trong đó có quy định về phòng, chống rửa tiền của nhóm các tổ chức tài chính khác được đánh giá là hạn chế hơn so với nhóm các tổ chức chuyên nghiệp như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của nhóm các tổ chức tài chính khác nhỏ và đơn giản, nên nguy cơ xảy ra vi phạm rửa tiền và mức độ ảnh hưởng là không lớn!
So với lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thì mức độ tổn thương về rửa tiền trong lĩnh vực bảo hiểm được đánh giá là ở mức thấp. Bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp bảo hiểm là đối tượng báo cáo theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền.
Nghiên cứu cho thấy, hoạt động rửa tiền qua ngân hàng của bọn tội phạm hiện nay rất đa dạng, phức tạp, qua nhiều công đoạn. Ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) đặc biệt lưu ý, nguy cơ rửa tiền thông qua lĩnh vực ngân hàng cao, với gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền.
Vào tháng 5/2020, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) về chống rửa tiền đã báo cáo sự gia tăng các hoạt động tội phạm liên quan đến Covid-19. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng trong khu vực ASEAN cam kết tăng cường các hệ thống tuân thủ để chống rửa tiền và các tội phạm tài chính khác.
Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, 100% dự án đa cấp tiền ảo nở rộ gần đây đều có dấu hiệu lừa đảo và rửa tiền. Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.
Kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố do Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho thấy, mức độ dễ tổn thương về rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay được xếp ở mức trung bình.
Quyết liệt triển khai chủ trương, chính sách của Nhà nước; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong khu vực công đã được NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các ban, ngành liên quan triển khai, qua đó, góp hần tiết kiệm chi phí, thời gian, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.